Bỉ tuyên bố sẽ xóa bỏ dầu đậu nành và dầu cọ để làm nhiên liệu sinh học

Bỉ tuyên bố sẽ xóa bỏ dầu đậu nành và dầu cọ để làm nhiên liệu sinh học

13/05/2021 0 Lương Ngọc 1,254
4 phút, 3 giây để đọc.

Mới đây thông tin từ bộ Môi trường và khí hậu của quốc gia Bỉ đã thông báo sẽ ra lệnh xóa bỏ việc sử dụng dầu cọ và dầu đậu nành để nhằm làm nhiên liệu sinh học sẽ có hiệu lực chính thưc kể năm 2022. Do tác động đến an ninh lương thực, việc sản xuất cồn sinh học từ nguồn tinh bột hoặc cây lương thực được coi là không bền vững. Bị phụ thuộc vào thời tiết và nông nghiệp, nguồn cung không ổn định nên năng lực sản xuất quy mô lớn cũng rất kém. Ngoài ra, giá thành sản xuất nhiên liệu sinh học còn cao hơn nhiều so với nhiên liệu truyền thống.

Lệnh cấm sản xuất xăng sinh học làm từ dầu cọ

việc sử dụng dầu cọ làm nhiên liệu sinh học, được cho là có hại nhất,

Bộ trưởng Môi trường và Khí hậu Liên bang Bỉ, Zakia Khattabi, đã thông báo rằng từ năm 2022. Việc sử dụng đậu nành và dầu cọ làm nhiên liệu sinh học sẽ bị cấm như một phần trong nỗ lực xóa bỏ nạn phá rừng của quốc gia này.

Bà Zakia Khattabi cho biết xăng sinh học làm từ dầu cọ sẽ không còn được phép sử dụng trên thị trường Bỉ cũng như trong lĩnh vực vận tải. Trong khi đậu nành sẽ bị cấm làm nguyên liệu trong vận chuyển và nhiên liệu sinh học kể từ năm 2023. Bà Khattabi khẳng định những nhiên liệu trên ngoài việc có ít hoặc không có lợi thế hơn so với nhiên liệu hóa thạch thông thường ở góc độ chống biến đổi khí hậu mà còn dẫn đến nạn phá rừng và làm mất đa dạng sinh học.

Theo Bộ trưởng Môi trường và Khí hậu Vương quốc Bỉ; việc sử dụng dầu cọ làm nhiên liệu sinh học, được cho là có hại nhất. Đã tăng gấp 10 lần trên thị trường Bỉ từ năm 2019 đến năm 2020. Đạt tới ngưỡng 231 triệu lít và kể từ năm 2022 trở đi, các nhà sản xuất dầu sinh học sẽ phải phát triển nhiên liệu sinh học theo phương thức khác.

Yêu cầu cần có những diện tích trồng cọ lớn hơn

Bà Khattabi tuyên bố để đảm bảo nhu cầu dầu sinh học cho thị trường Bỉ; cần có các đồn điền trồng dầu cọ với tổng diện tích lớn hơn 100.000 sân bóng đá. Theo các nghiên cứu mới được công bố, ít nhất một nửa số đồn điền trồng dầu cọ này được trồng trên đất đã bị phá rừng trong thời gian gần đây.

Bà Khattabi cho biết thêm rằng đây là biện pháp đầu tiên mà Bỉ thực hiện; kể từ khi nước này tham gia Hiệp định Đối tác Tuyên bố Amsterdam. Là một thỏa thuận nhằm loại bỏ nạn phá rừng liên quan đến hàng hóa nông nghiệp vào năm 2025. Cũng theo bộ trưởng Khattabi, trong thời gian tới. Chính phủ Bỉ cũng sẽ giảm nhu cầu về nhiên liệu sinh học; bằng cách tập trung vào vận tải điện và đường sắt.

Nhiên liệu sinh học có những ưu điểm gì nổi trội?

Trước kia, nhiên liệu sinh học hoàn toàn không được chú trọng.

Nhiên liệu sinh học là loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật (sinh học). Trước kia, nhiên liệu sinh học hoàn toàn không được chú trọng. Hầu như đây chỉ là một loại nhiên liệu thay thế phụ. Tận dụng ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên, sau khi xuất hiện tình trạng khủng hoảng nhiên liệu ở quy mô toàn cầu. Cũng như ý thức bảo vệ môi trường lên cao. Nhiên liệu sinh học bắt đầu được chú ý. Nó phát triển ở quy mô lớn hơn. Lí do có nhiều ưu điểm nổi bật so với các loại nhiên liệu truyền thống (dầu khí, than đá…):

– Thân thiện với môi trường: chúng có nguồn gốc từ thực vật. Mà thực vật trong quá trình sinh trưởng (quang hợp) lại sử dụng điôxít cácbon. Nó là khí gây hiệu ứng nhà kính – một hiệu ứng vật lý khiến Trái Đất nóng lên. Nên được xem như không góp phần làm Trái Đất nóng lên.

– Nguồn nhiên liệu tái sinh: các nhiên liệu này lấy từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và có thể tái sinh. Chúng giúp giảm sự lệ thuộc vào nguồn tài nguyên nhiên liệu không tái sinh truyền thống.

Nhưng vấn đề là sản xuất nhiên liệu sinh học khó khăn. Nó có ít hoặc không có lợi thế hơn so với nhiên liệu hóa thạch thông thường ở góc độ chống biến đổi khí hậu mà còn dẫn đến nạn phá rừng và làm mất đa dạng sinh học. Đây chắc chắn sẽ là vấn đề nan giải cũng là thách thức của nhiên liệu sinh học.

Nguồn: Bnews.vn