Các ngân hàng đồng loạt cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo tinh vi mới xuất hiện

Các ngân hàng đồng loạt cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo tinh vi mới xuất hiện

10/05/2021 0 Phạm Ánh 403
7 phút, 12 giây để đọc.

Hiện nay có rất nhiều hình thức lừa đảo qua mạng, phương chủ yếu của những kẻ lừa đảo này là mạo danh các ngân hàng hay là các nhân viên của nhà mạng, sau đó chúng yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân có liên quan. Một trong các ngân hàng lớn đã phát đi thông báo của mình rằng, trong thời gian qua liên tục xuất hiện các hình thức lừa đảo tinh vi để lấy cắp các thông tin liên quan đến ngân hàng. Sau đó chúng sẽ chiến đoạt tiền trong các bạn trong ngân hàng mà khách hàng không hề hay biết.

Các hình thức lừa đảo phổ biến mới

Hiện tại, có 4 phương thức lừa đảo mới mà các đối tượng đang sử dụng để chiếm đoạt tiền trong tài khoản khách hàng. Phương thức chung của các hình thức lừa đảo này là thông qua việc mạo danh thương hiệu ngân hàng/nhân viên nhà mạng viễn thông. Để yêu cầu cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng.

Những kẻ lừa đảo thường xuyên gửi tin nhắn cá nhân

Hình thức thứ nhất

Đối tượng lừa đảo có thể tạo lập và sử dụng website/trang mạng xã hội mạo danh thương hiệu ngân hàng để mời phát hành thẻ hoặc vay vốn tín chấp với lãi suất ưu đãi.

Đối tượng lừa đảo đăng tải thông tin mời khách hàng có nhu cầu phát hành thẻ. Vay vốn tại ngân hàng có kèm đường dẫn lừa đảo của các diễn đàn; website mạo danh. Khi truy cập vào các đường dẫn trên. Khách hàng sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân và bản sao hồ sơ tài chính cá nhân theo thông tin liên hệ của đối tượng lừa đảo (đối tượng lừa đảo chỉ cung cấp thông tin liên hệ là email; điện thoại và thường không gặp mặt trực tiếp).

Tại một số trường hợp, khách hàng bị yêu cầu chi trả một khoản phí hỗ trợ hồ sơ thẻ tín dụng/vay và giải ngân tiền. Ngay sau khi chuyển tiền, khách hàng sẽ không thể liên hệ theo các số điện thoại của đối tượng lừa đảo.

Hình thức thứ hai

Đối tượng lừa đảo có thể lập trang mạng xã hội mạo danh thương hiệu ngân hàng. Để tiếp nhận và hỗ trợ giải đáp vướng mắc về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Nhằm thu thập thông tin cá nhân, lịch sử giao dịch và tài khoản của khách hàng.

Cụ thể, đối tượng lừa đảo lập trang mạng xã hội mạo danh thương hiệu ngân hàng. Sao chép một số bài viết về sản phẩm dịch vụ trên các kênh thông tin chính thức của ngân hàng đó và đăng tải mời gia nhập trên các trang mạo danh này.

Khi khách hàng tham gia và đăng tải vướng mắc sản phẩm dịch vụ trên trang mạng xã hội mạo danh thương hiệu. Khách hàng có thể được yêu cầu cung cấp các thông tin về giao dịch; tài khoản và dịch vụ ngân hàng điện tử của cá nhân. Đối tượng lừa đảo lợi dụng các thông tin do khách hàng cung cấp để thực hiện hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.

Hình thức thứ ba

Đối tượng lừa đảo còn có thể mạo danh ngân hàng; tổ chức chuyển tiền quốc tế gửi tin nhắn kèm đường dẫn để lừa đảo nhằm lấy cắp thông tin dịch vụ ngân hàng.

Theo đó, đối tượng lừa đảo chuyển 1 khoản tiền nhỏ vào tài khoản khách hàng. Mạo danh ngân hàng/ tổ chức chuyển tiền quốc tế gọi điện hoặc gửi tin nhắn; hiển thị tên thương hiệu đến số điện thoại khách hàng. Thông báo khách hàng có 1 giao dịch chuyển tiền đến bị treo. Chúng sẽ yêu cầu khách hàng truy cập vào đường dẫn trong tin nhắn để tra soát giao dịch; xác thực thông tin, mở khóa lệnh chuyển tiền…

Khi truy cập vào các trang thông tin mạo danh, khách hàng sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ NHĐT (tên truy cập, mật khẩu, mã OTP) hoặc dịch vụ thẻ (số thẻ, ngày hiệu lực, CVV/CVC-mã số bảo mật của thẻ, mã OTP).

Khách hàng cần phải thật tỉnh táo

Hình thức thứ tư

Đối đối tượng lừa đảo có thể mạo danh là nhân viên nhà mạng liên hệ khách hàng và đề nghị hỗ trợ chuyển đổi SIM 3G thành SIM 4G qua điện thoại. Nếu đồng ý chuyển đổi, đối tượng lừa đảo sẽ gửi tin nhắn SMS/ gọi điện cung cấp thông tin serial SIM 4G mới (do đối tượng lừa đảo kiểm soát) và hướng dẫn nhắn tin theo cú pháp của nhà mạng để chuyển đổi từ SIM 3G (do khách hàng sử dụng) lên SIM 4G của đối tượng lừa đảo. Trường hợp khách hàng tin tưởng và thực hiện theo hướng dẫn. Đối tượng lừa đảo chiếm đoạt được quyền sử dụng số điện thoại của khách hàng.

Nếu số điện thoại được khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Đối tượng lừa đảo có thể sử dụng số điện thoại để nhận thông tin giao dịch; mã OTP kết hợp với thông tin định danh (CMND, CCCD, ngày sinh…) thu thập qua mạng xã hội, tài khoản Email… Để kích hoạt lại dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng; thực hiện giao dịch chuyển tiền. Thanh toán giao dịch mua hàng trực tuyến nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.

Những điều cần lưu ý đến mọi người

Vì vậy, để giao dịch an toàn, khách hàng không nên truy cập vào link đường dẫn mạo danh thương hiệu ngân hàng. Tuyệt đối không tiết lộ tên đăng nhập và mật khẩu cho bất cứ ai khác. Không nên viết mật khẩu ra giấy hoặc ghi chép/lưu dưới bất kỳ hình thức nào.

Bên cạnh đó, chỉ đăng nhập qua các thiết bị đáng tin cậy. Không sử dụng các thiết bị di động đã bị phá khóa hoặc can thiệp hệ điều hành (root, jailbreak…) để sử dụng dịch vụ. Để đăng nhập vào dịch vụ ngân hàng. Khách hàng chỉ nên truy cập vào website chính thức của ngân hàng. Đăng xuất ngay sau khi kết thúc phiên giao dịch hoặc khi không sử dụng.

“Không nên sử dụng các thông tin cá nhân cơ bản (ngày tháng năm sinh, số điện thoại, tên…) để đặt mật khẩu, nên đổi mật khẩu theo định kỳ tối thiểu ba tháng một lần hoặc khi bị lộ/nghi ngờ bị lộ”, ngân hàng khuyến cáo. Ngoài ra, khi nhận được tin nhắn OTP. Khách hàng cần kiểm tra các nội dung thông báo của OTP (như số tiền, loại giao dịch, kênh thực hiện giao dịch…). Trong trường hợp thông tin không khớp đúng, tuyệt đối không nhập OTP vào bất cứ màn hình nào. Đồng thời, không cung cấp OTP cho bất cứ ai dưới bất kỳ hình thức nào.

Các ngân hàng cũng đưa ra những cảnh báo về lừa đảo

Thận trọng với cho vay trực tuyến, cho vay ngang hàng

Hiện nay, nhiều sản phẩm vay vốn trên các nền tảng trực tuyến. Được nhiều công ty về dịch vụ tài chính vận hành khá đa dạng. Chủ yếu dưới hình thức vay vốn ngang hàng (P2P Lending), không có tài sản đảm bảo. Thời gian vay ngắn, khách hàng phải trả phí và lãi suất đối với các khoản vay. Bên cạnh những lợi ích xã hội mà hoạt động cho vay này mang lại cũng đặt ra thách thức lớn cho công tác quản lý; giám sát đối với các cơ quan quản lý nhà nước.

Trên thực tế, có trường hợp quảng cáo, cho vay tiền trực tuyến thông qua các ứng dụng (app) trên điện thoại di động, mạng xã hội… Với lãi suất cao trái quy định, tiềm ẩn nguy cơ về tín dụng đen. Một số đối tượng có thể lợi dụng thực hiện hành vi bất hợp pháp (hoạt động tín dụng đen; cho vay nặng lãi, hoạt động tài chính đa cấp…) thông qua việc đưa ra quảng cáo cho vay tiền qua app, cho vay tiền trực tuyến… Phương thức sử dụng công nghệ cao cho vay rất tinh vi. Người dân cần cẩn trọng khi cung cấp hình ảnh; thông tin cá nhân đăng ký vay ở các app để hạn chế những rủi ro về bảo mật.

Nguồn: Vneconomy.vn