Các nhà đầu tư thất vọng vì các quyết định của Fed

Các nhà đầu tư thất vọng vì các quyết định của Fed

12/05/2021 0 Đào Dũng 638
6 phút, 30 giây để đọc.

Các nhà đầu tư chứng khoán trên thế giới tỏ vẻ thất vọng sau rất nhiều chờ đợt từ phiên họp định kỳ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).

Sau phiên họp, thị trường chứng khoán của Mỹ trong phiên ngày thứ 4 (28/4) lao dốc. Mặc dù nền kinh tế Mỹ đã phục hồi, từng ngày cải thiện. Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid 19 đang có diễn biến phức tạp tại Ấn Độ. Cùng với đó, Chính phủ Mỹ cam kết sẽ tích cực hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên, phiên họp định kỳ, Fed vẫn bảo lưu quan điểm giữ nguyên chính sách đã áp dụng từ tháng 12/2020. Điều này đồng nghĩa là lãi suất vẫn ở mức gần 0%.

FED kiên định giữ lãi suất cận 0%

FED đã từng kiên định giữ lãi suất cận 0 suốt năm qua và cam kết duy trì cho đến khi kinh tế Mỹ tối đa hóa việc làm, lạm phát chạm 2% và trên đà vượt mục tiêu này vào thời điểm nào đó. Hồi cuối năm ngoái FED dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng 4,2% trong năm 2021. Tuy nhiên, con số này được điều chỉnh lên mức 6% thậm chí cao hơn. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1984.

Vì thế, James Knightley, kinh tế gia tại ING tin rằng: “FED sẽ ngày càng khó trấn an lo ngại lãi suất tăng”. Tuy nhiên, đây không hẳn là điều xấu nếu vào tháng 6 tới đa số quan chức FED chọn tăng lãi suất vào năm 2023. “Bình thường hóa lãi suất sớm hơn sẽ là điều thành công đối với FED”.

Rick Rieder, Giám đốc điều hành của BlackRock về thu nhập cố định toàn cầu cho biết, sẽ “thú vị để xem” và là một thách thức đối với FED khi có khả năng bắt đầu thay đổi về chính sách của mình.

FED kiên định giữ lãi suất cận 0%

Fed tăng phạm vi lãi suất?

Tuy nhiên, FED cũng đưa ra dự báo mới nhất của các quan chức về nền kinh tế và lãi suất. Điều đó cho thấy rằng hầu hết các quan chức FED sẽ sẵn sàng tăng phạm vi lãi suất mục tiêu của quỹ được hỗ trợ từ 0 vào năm 2023. Một số thành viên thậm chí có thể sẵn sàng tăng lãi suất vào năm 2022. Nếu việc làm và lạm phát đạt mục tiêu dự kiến.

Cơ quan này khẳng định, họ phải thấy “tiến bộ đáng kể hơn nữa” đối với mục tiêu lạm phát. Việc làm trước khi dừng chính sách mua 120 tỷ USD trái phiếu hàng tháng. Về tình hình nền kinh tế Mỹ, Fed đánh giá các chỉ số về hoạt động kinh tế. Đồng thời, việc làm đã “gia tăng” trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19. Công tác hỗ trợ chính sách đang được triển khai mạnh mẽ.

Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng, cuộc khủng hoảng y tế hiện nay sẽ tiếp tục gây ra gánh nặng cho nền kinh tế. Cũng như “rủi ro đối với triển vọng kinh tế vẫn còn”. Mặt khác, các quan chức cấp cao của Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến ​​sẽ công bố gói viện trợ 1.800 tỷ USD cho các gia đình. Đồng thời, cho ngành giáo dục trong bài phát biểu chung đầu tiên trước Quốc hội vào thứ Tư.

Alphabet doanh thu quý 1 kỷ lục

Alphabet doanh thu quý 1 kỷ lục

Về kết quả kinh doanh quý I, Alphabet, công ty mẹ của Google; đóng cửa ở mức cao kỷ lục sau ghi công bố báo cáo ghi nhận lợi nhuận kỷ lục trong quý thứ II liên tiếp. Tương tự, Facebook cũng tăng vọt sau khi báo cáo doanh quý vượt kỳ vọng của các nhà phân tích. Các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi kết quả của Apple.

Ngược lại, Microsoft dù đáp ứng kỳ vọng doanh số bán hàng và vượt ước tính lợi nhuận. Nhưng cổ phiếu đi lùi trong phiên. Kết thúc phiên 28/4, chỉ số Dow Jones giảm 164,55 điểm (-0,48%), xuống 33.820,38 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 3,54 điểm (-0,085%), xuống 4.183,18 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 39,19 điểm (-0,28%), xuống 14.051,03 điểm.

Chứng khoán châu Âu tăng điểm trong phiên đêm qua nhờ động lực từ báo cáo thu nhập lạc quan cả các ngân hàng. Bất chấp cản trở từ sự thận trọng trước quyết định chính sách của Fed.

Chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 18,70 điểm

Kết thúc phiên 28/4, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 18,70 điểm (+0,27%), lên 6.963,67 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 32,91 điểm (+0,28%). Lên 15.292,18 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 133,22 điểm (+0,53%), lên 6.306,98 điểm.

Chứng khoán châu Á đi lên khi các nhà đầu tư chờ đợi Fed khép lại cuộc họp chính sách. Bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden trước Quốc hội vào cuối ngày. Bất chấp việc một số quốc gia mở rộng chương trình tiêm chủng; chính sách hạn chế được nới lỏng và các nền kinh tế trên đà phục hồi. Đồng thời, ngày càng có nhiều lo ngại rằng tình trạng gia tăng đột biến các ca mắc COVID-19 ở một số nước. Đặc biệt là Ấn Độ và Brazil, có thể giáng một đòn mạnh vào đà phục hồi của kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh đó, thị trường còn chịu sức ép bởi mối lo ngại về lạm phát. Nhiều nhà quan sát cảnh báo rằng đà tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ khiến giá cả tăng vọt và buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất.

Vàng tăng giá

Kết thúc phiên 28/4, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 62,08 điểm (+0,21%), lên 29.053,97 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 14,46 điểm (+0,42%), lên 3.457,07 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 129,80 điểm (+0,45%), lên 29.071,34 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 33,95 điểm (-1,06%), xuống 3.181,47 điểm.

Vàng tăng giá

Giá vàng tăng trong phiên giao đêm qua do đồng USD yếu đi và lợi suất trái phiếu Mỹ quay đầu giảm sau khi Fed giữ lãi suất không đổi. Kết thúc phiên 28/4, giá vàng giao ngay tăng 5,70 USD (+0,32%), lên 1.781,50 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 giảm 4,90 USD (-0,28%), xuống 1.773,90 USD/ounce.

Giá dầu thô tăng trong phiên ngày thứ Tư, sau khi số liệu tồn kho sản phẩm chưng cất của Mỹ giảm mạnh và các nhà máy lọc dầu tăng hoạt động lên mức cao nhất trong hơn một năm, làm dấy lên hy vọng về nhu cầu nhiên liệu tăng ở nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới.

Cụ thể, Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết các kho dự trữ sản phẩm chưng cất của Mỹ đã giảm 3,3 triệu thùng trong tuần trước và tỷ lệ tinh chế tăng lên 85,4% công suất, mức cao nhất kể từ tháng 3/2020. Kết thúc phiên 28/4, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ WTI tăng 0,92 USD (+1,5%), lên 63,86 USD/thùng, giá dầu thô Brent tăng 0,85 USD (+1,3%), lên 67,27 USD/thùng.

Nguồn: TInnhanhchungkhoan.vn