Châu Á đang dẫn đầu cuộc cách mạng thương mại điện tử toàn cầu

Châu Á đang dẫn đầu cuộc cách mạng thương mại điện tử toàn cầu

10/05/2021 0 Lê Thơm 640
6 phút, 36 giây để đọc.

Vào ngày 17/2, tại Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại & phát triển (UNCTAD) đã chính thức công bố về Chỉ số thương mại điện tử của doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) vào năm 2020. Trong đó, xếp hạng 152 nước về mức độ sẵn sàng tham gia vào cuộc đua thương mại trực tuyến.

Theo công bố trên, cho đến nay châu Âu vẫn đang là khu vực chuẩn bị tốt nhất cho thương mại điện tử. Nhưng có khoảng cách lớn với các quốc gia có mức độ sẵn sàng thấp nhất. Và hiện đang cần được giải quyết bằng cách xử lý những khuyết điểm trong quốc gia. Để có thể truyền bá lợi ích của việc chuyển đổi kỹ thuật số đến người dân hơn.

Năm 2019 Thụy Sĩ dẫn đầu Chỉ số thương mại điện tử

Lần đầu tiên, Thụy Sĩ dẫn đầu Chỉ số thương mại điện tử này, chỉ trước Hà Lan. Vào năm 2019, 97% dân số Thụy Sĩ đã sử dụng Internet. Các nền kinh tế ngoài châu Âu duy nhất trong top 10 là Singapore. Xếp thứ 4 và Hong Kong (Trung Quốc) ở vị trí thứ 10. Chỉ số này chấm điểm 152 quốc gia về mức độ sẵn sàng mua sắm trực tuyến. Trị giá ước tính khoảng 4,4 nghìn tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2018, tăng 7% so với năm trước.

Các quốc gia được chấm điểm về khả năng truy cập vào các máy chủ Internet an toàn. Độ tin cậy của các dịch vụ bưu chính và cơ sở hạ tầng. Cũng như tỷ lệ dân số sử dụng Internet và có tài khoản với tổ chức tài chính hoặc nhà cung cấp dịch vụ tiền di động.

Thương mại điện tử

Châu Á thuộc top 10 quốc gia có chỉ số thương mại điện tử toàn thế giới

10 quốc gia đang phát triển có điểm số cao nhất đều đến từ châu Á. Và được xếp vào nhóm các nền kinh tế có thu nhập cao hoặc trung bình cao. Các nước kém phát triển nhất chiếm 18 trong số 20 vị trí cuối bảng. Hai thị trường thương mại điện tử B2C lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Mỹ. Lần lượt xếp thứ 55 và 12 trong bảng xếp hạng.

Mặc dù cả hai quốc gia đều dẫn đầu về một số thước đo tuyệt đối. Nhưng lại tụt hậu so với so sánh tương đối. Ví dụ, tỷ lệ thâm nhập Internet ở Mỹ thấp hơn bất kỳ nền kinh tế nào trong top 10. Trong khi Trung Quốc đứng thứ 87 trên thế giới về chỉ số này. Về tỷ lệ thâm nhập mua sắm trực tuyến, Mỹ đứng thứ 12 trong khi Trung Quốc đứng thứ 33.

Khoảng các thương mại điện tử vẫn còn rất lớn

UNCTAD cho biết, khoảng cách thương mại điện tử vẫn còn rất lớn. Ngay cả trong số các quốc gia G20, mức độ mọi người mua sắm trực tuyến dao động từ 3% ở Ấn Độ đến 87% ở Vương quốc Anh. Ngoài ra, ở Canada, Mỹ và 10 quốc gia châu Âu, hơn 70% dân số trưởng thành mua hàng trực tuyến. Nhưng tỷ lệ đó ở hầu hết các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp hơn 10%.

Đại dịch Covid-19 đã khiến việc đảm bảo các quốc gia đi sau có thể bắt kịp. Và tăng cường sự sẵn sàng cho thương mại điện tử của họ càng trở nên cấp thiết hơn. Chỉ số này nhấn mạnh sự cần thiết của các chính phủ phải làm nhiều hơn nữa. Để đảm bảo nhiều người hơn có thể tận dụng các cơ hội. Nếu không, các doanh nghiệp và người dân sẽ bỏ lỡ các cơ hội do nền kinh tế kỹ thuật số mang lại. Và họ sẽ ít chuẩn bị hơn để đối phó với nhiều thách thức khác nhau.

Chỉ số thương mại điện tử năm 2020 có sự biến động

Chỉ số thương mại điện tử năm 2020 có nhiều biến động

Phiên bản năm 2020 của chỉ số bao gồm một số thay đổi đáng chú ý so với năm trước. Trong thành phần 10 vị trí dẫn đầu, Hong Kong (Trung Quốc) thay thế Australia. Trong số 10 nền kinh tế đang phát triển hàng đầu, Oman đã thay thế Thổ Nhĩ Kỳ. Bốn mức tăng điểm chỉ số lớn nhất được ghi nhận ở các nước đang phát triển – Algeria, Brazil, Ghana và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Với điểm số tăng ít nhất năm điểm, phần lớn là do cải thiện đáng kể về độ tin cậy của bưu điện.

Costa Rica trở thành quốc gia có thành tích tốt nhất trong khu vực Mỹ Latinh và Caribe (LAC), thay thế Chile. Mauritius giữ được điểm số cao nhất ở châu Phi cận Sahara. Trong khi Belarus lại có điểm số cao nhất trong số các nền kinh tế chuyển đổi.

Chỉ số năm 2020 xem xét kỹ hơn khu vực Mỹ Latinh và Caribe (LAC). Khu vực chiếm 9% dân số thế giới từ 15 tuổi trở lên và chiếm 11% người dùng Internet trên thế giới. Tuy nhiên, thị phần người mua sắm trực tuyến toàn cầu của khu vực chỉ là 6% trong tổng số toàn cầu vào năm 2019. Báo cáo của UNCTAD lưu ý rằng năm quốc gia chiếm 92% người mua sắm trực tuyến tại LAC. Cao hơn nhiều so với tỷ lệ 72% dân số trong khu vực.

Covid-19 đã thúc đẩy mua sắm trực tuyến

Sự không tin cậy của bưu chính là điểm yếu lớn nhất về cơ sở hạ tầng thương mại điện tử của khu vực, đặc biệt là ở vùng Caribe. Trên toàn cầu, Covid-19 đã thúc đẩy mua sắm trực tuyến trong khu vực. Ví dụ, 7,3 triệu người Brazil đã mua sắm trực tuyến lần đầu tiên trong thời kỳ đại dịch. Và ở Argentina, số lượng người mua hàng trực tuyến lần đầu trong thời kỳ đại dịch tương đương với 30% cơ sở mua sắm trực tuyến năm 2019.

Covid-19 đã thúc đẩy mua sắm trực tuyến

 

Châu Á đang dẫn đầu cuộc cách mạng thương mại điện tử toàn cầu

Đông Á hiện đang dẫn đầu cuộc cách mạng thương mại điện tử toàn cầu. Năm 2019, các nền tảng từ doanh nghiệp đến khách hàng (B2C) – thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, công nghệ quảng cáo, dịch vụ vận tải điện tử và truyền thông kỹ thuật số – đã tạo ra doanh thu 3.800 tỷ USD trên toàn cầu. Trong đó 1.800 tỷ USD thuộc về châu Á.
Tính riêng lĩnh vực thương mại điện tử đã chiếm 1.900 tỷ USD doanh thu toàn cầu. Và 1.100 tỷ USD doanh thu khu vực. Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu. Chiếm 45% tổng các giao dịch thương mại điện tử.

Tại châu Á, doanh số bán hàng trực tuyến chiếm 12% tổng doanh số bán lẻ. Cao hơn so với 8% của châu Âu và khu vực Bắc Mỹ. Nền kinh tế kỹ thuật số dự kiến sẽ tạo thêm 1 tỷ USD vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của châu Á trong 10 năm tới.

Hơn bao giờ hết, phong trào thương mại điện tử đang phát triển. Bao gồm các giao dịch xuyên biên giới. Thương mại điện tử theo mô hình doanh nghiệp với khách hàng (B2C) xuyên biên giới. Đã tạo ra khoảng doanh thu bán hàng ước tính 404 tỷ USD vào năm 2018. Tăng 7% so với năm trước đó. Mặc dù, doanh số bán hàng nền tảng doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B) chiếm 80% thương mại điện tử xuyên biên giới. Nhưng B2C thể hiện mức tăng trưởng nhanh nhất.

Nguồn: congthuong.vn