Đánh giá Forbes: Lạm phát không chỉ do giá thép, giá cả hàng hóa tăng

Đánh giá Forbes: Lạm phát không chỉ do giá thép, giá cả hàng hóa tăng

12/05/2021 0 Tạ Hòa 588
7 phút, 28 giây để đọc.

Từ đầu năm tới giờ giá cả của nhiều loại hàng hóa chủ chốt trên thị trường như giá nguyên liệu thức ăn, giá đồng, giá thép đều đồng loạt tăng giá cao. Nhiều đánh giá lo lắng rằng giá các mặt hàng hóa chủ chốt trên thị trường tăng cao nguy cơ kéo theo tình trạng lạm phát gia tăng. Tuy nhiên nhiều chuyên gia nhận định thì hiện nay giá cả hàng hóa tăng chưa phải là nguyên nhân chính khiến lạm phát gia tăng.

Bởi hiện nay nền kinh tế tiêu dùng không còn phụ thuộc nhiều vào giá hàng hóa như trước kia. Giá cả hàng hóa hiện nay chỉ có ảnh hướng gián tiếp tới thị trường tiêu dùng và nó cũng chỉ có tác động một phần nào. Trên thị trường hiện nay có nhiều hàng hóa mà giá chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong chi phí sản xuất. Chính vì thế vấn đề hàng hóa tăng chưa thể là nguyên nhân chính dẫn tới lạm phát.

Giá nhiều mặt hàng chủ chốt tăng “phi mã”

Từ đầu năm đến nay, giá của nhiều hàng hóa chủ chốt như giá thép, giá đồng, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi,…tăng phi mã khiến các chuyên gia tranh cãi không ngớt về áp lực lạm phát. Song, một cây bút của Forbes đã đưa ra góc nhìn khác về mối tương quan giữa giá cả hàng hóa và lạm phát tiêu dùng ngày nay.

Giá nhiều mặt hàng chủ chốt tăng "phi mã"

Gần đây, có nhiều đồn đoán rằng một loạt hàng hóa cơ bản như thép, đồng, quặng sắt, lương thực, cà phê,…tăng giá là dấu hiệu của áp lực lạm phát đang cận kề.

Thoạt nhìn, tình hình có vẻ tồi tệ vì giá cả hàng hóa thực chất đang tăng mạnh, truyền thông cũng đưa ra lời cảnh báo. Ngay cả Warren Buffett cũng than phiền vì giá thép tăng mỗi ngày.

Giá cả hàng hóa chưa chắc là nguyên nhân gây lạm phát

Tuy nhiên, cây bút George Calhoun của Forbes lập luận rằng giá cả hàng hóa và lạm phát tiêu dùng là hai hiện tượng khác nhau. Nói giá cả hàng hóa nhảy vọt sẽ làm tăng giá tiêu dùng có vẻ hợp lý nhưng không chính xác.

Giá hàng hóa chưa chắc là nguyên nhân gây lạm phát

Giá cả hàng hóa cơ bản không còn ảnh hưởng lớn đến lạm phát dài hạn. Ông Calhoun – Giám đốc Chương trình Tài chính Định lượng và Trung tâm Hệ thống Tài chính Hanlon tại Viện Công nghệ Stevens (Mỹ), nói thêm.

Thực tế cho thấy, hơn 10 năm qua, tương quan giữa giá của các hàng hóa quan trọng. Và lạm phát giá tiêu dùng tại Mỹ là số âm (trừ dầu thô thì tăng nhẹ). Trong dài hạn, giá hàng hóa tăng cao sẽ làm giảm lạm phát.

Theo ông Calhoun, tuyên bố trên phù hợp với các xu hướng chung lẫn các mối liên hệ riêng lẻ giữa hàng hóa và sản phẩm, chẳng hạn như giữa thép và ô tô, hoặc lúa mì và bánh mì.

Khái niệm về giá cả hàng hóa và lạm phát

Số liệu lạm phát tiêu dùng được tính từ mức giá mà người tiêu dùng phải trả cho vật phẩm mà họ trực tiếp mua. Người tiêu dùng không trực tiếp mua các hàng hóa cơ bản. Mà thực chất họ mua các sản phẩm tiêu dùng (thành phẩm). Chẳng hạn, người tiêu dùng không mua bông mà mua quần áo. Họ cũng không mua dầu thô mà chỉ bơm xăng.

Khái niệm về giá hàng hóa và lạm phát

Giá hàng hóa chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến giá tiêu dùng, và tác động cũng chỉ một phần. Đối với nhiều sản phẩm mà người tiêu dùng mua ngày nay. Giá cả hàng hóa chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong chi phí sản xuất và thậm chí còn nhỏ so với giá bán lẻ, ông Calhoun lập luận.

Các hàng hóa cơ bản như thép hay thủy tinh chỉ chiếm một phần rất hạn chế; trong mức giá mà người dân phải trả cho một chiếc máy tính hoặc một chiếc điện thoại iPhone.

Dẫn chứng điển hình: giá thép tăng và ngành công nghiệp ô tô

Nguyên liệu đầu vào chính của ngành công nghiệp ô tô là thép; được cho là chiếm 10% chi phí sản xuất. Giá thép cuộn cán nóng (HRC) hiện đang giao dịch quanh mức 1.300 – 1.400 USD/tấn. Thông thường, một chiếc xe ô tô cần sử dụng khoảng 900 kg thép. Do đó, giá thành của thép trong một sản phẩm xe ô tô hiện nay chưa đến 2.000 USD.

Dẫn chứng điển hình: giá thép tăng và ngành công nghiệp ô tô

Năm 2018, Toyota sản xuất được khoảng 2 triệu xe tại khu vực Bắc Mỹ. Giá bán lẻ của mỗi chiếc trung bình rơi vào khoảng 30.000 USD. Tương đương tổng doanh thu hơn 60 tỷ USD. Cùng năm, Toyota chi tổng cộng 1,8 tỷ USD để mua thép sản xuất xe hơi. Trung bình, mỗi xe chỉ tiêu tốn dưới 1.000 USD thép, chưa đến 3% giá bán lẻ.

Trong trường hợp không có biến động nào trong khâu sản xuất, nếu giá thép tăng 100% thì giá bán lẻ của mỗi ô tô chỉ tăng thêm vài điểm phần trăm, không đáng kể. Nếu xu hướng tăng của giá thép là tạm thời, nhà sản xuất xe có thể hấp thụ một phần hoặc toàn bộ mức tăng.

Đa phần hãng xe hơi đều chấp nhận phí tổn trong thời kỳ giá thép tăng nóng và hưởng biên lợi nhuận cao khi giá thép đi xuống, giá thành xe đến tay khách hàng sẽ ổn định hơn. Qua đó, ông Calhoun kết luận rằng, giá hàng hóa thường biến động mạnh hơn so với chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Mô hình trên cũng xuất hiện trong mối liên hệ giữa các hàng hóa chủ chốt khác và thành phẩm.

Giá cả hàng hóa không còn là nhân tố đẩy giá tiêu dùng

Ở Mỹ, vào những năm 1960, giá các hàng hóa như thép và dầu thô chính là động lực thúc đẩy quan trọng của giá tiêu dùng. Ngày nay, các giá trị gia tăng mà doanh nghiệp thổi vào sản phẩm như giá trị thương hiệu, thiết kế, sở hữu trí tuệ. Và dữ liệu mới là yếu tố tác động mạnh đến lạm phát tiêu dùng hơn.

Giá hàng hóa không còn là nhân tố đẩy giá tiêu dùng

Vì lẽ đó, tầm quan trọng của hàng hóa vật chất trong cơ cấu chi phí đã giảm đi đáng kể. Các sản phẩm mà chúng ta mua – những thứ quyết định chỉ số CPI; không còn mang nặng tính chất hàng hóa nữa.

‘Nghịch lý’ nhiều mặt hàng tăng giá, CPI lại giảm: Tổng cục Thống kê nói gì? Ở thập niên 1960, nếu nhà phân tích theo dõi diễn biến giá thép hoặc giá dầu thô ở Mỹ. Họ có thể dự đoán khá chính xác lạm phát tiêu dùng. Đến nay, các chuỗi giá này không còn tương quan, hoặc thậm chí là nghịch nhau.

Giá tăng hàng hóa gần đây không có nghĩa là lạm phát tăng

Đà tăng gần đây trên thị trường hàng hóa không đồng nghĩa rằng lạm phát sẽ tăng liên tục. Nền kinh tế tiêu dùng bây giờ ít nhạy cảm với giá hàng hóa hơn so với trong quá khứ.

Giá tăng hàng hóa gần đây không có nghĩa là lạm phát tăng

Ông George Calhoun nêu ví dụ, giá đồng năm 2011 cao hơn hiện nay khoảng 10%. Và tỷ lệ lạm phát trung bình trong giai đoạn 2011 – 2015 là chưa đến 2%. Hay giá dầu thô tăng gấp đôi từ năm 2007 đến năm 2011. Nhưng lạm phát lại giảm từ 2,7% xuống còn 1,6% trong cùng giai đoạn.

Tại một cuộc họp báo gần đây, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cũng ám chỉ “các nút thắt cổ chai”. Đây chính là nguyên nhân làm giá cả hàng hóa tăng vọt nhất thời.

Nút thắt cổ chai là sự mất cân bằng tạm thời giữa cung và cầu. Thường xảy ra khi nhu cầu tăng nhanh hơn khả năng cung ứng. Giá cả hàng hóa có thể tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, nhà sản xuất có thể và thường rất nóng lòng đáp ứng nhu cầu bổ sung. Vì sản xuất càng nhiều thì lợi nhuận càng cao. Nguồn cung tăng lên, và sau một khoảng thời gian thì giá hàng hóa sẽ quay trở về mức bình thường.

Đại dịch COVID-19 làm gián đoạn các hoạt động kinh tế; đẩy nhiều ngành vào tình trạng mất cân bằng cung – cầu nghiêm trọng. Nút thắt cổ chai có thể xuất hiện và ảnh hưởng đến giá tiêu dùng. Tuy nhiên, các nhà sản xuất sẽ phản ứng bằng cách tăng nguồn cung. Do đó, tác động về giá chỉ mang tính tạm thời chứ không phải cấu trúc.

Nguồn: Vietnambiz.vn