Doanh nghiệp nhỏ chật vật phục hồi sau đại dịch – Cần có chính sách hỗ trợ

Doanh nghiệp nhỏ chật vật phục hồi sau đại dịch – Cần có chính sách hỗ trợ

11/05/2021 0 Tôn Diễm 662
5 phút, 36 giây để đọc.

Đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các lĩnh vực trong đờ sống xã hội. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam không nằm ngoài tình trạng này. Việc duy trì hoạt động và thanh khoản cho những Doanh nghiệp này có vai trò quan trọng nhằm bảo đảm việc làm  và hạn chế thiệt hại về kinh tế. Dịch lắng xuống là cơ hội cho các doanh nghiệp phục hồi. Bên cạnh những doanh nghiệp lớn về xuất khẩu đã có đơn hàng trở lại thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại gặp khó khăn, chật vật để duy trì hoạt động. VITAS cho hay đơn hàng của ngành hiện đã nhỏ hơn. Thời gian giao hàng cũng gấp hơn và giá FOB lại giảm mạnh.

Thực trạng phục hồi sau dịch của các doanh nghiệp

Thực trạng của các doanh nghiệp nhỏ

Thông tin trên được TS Nguyễn Thị Tòng, Chuyên gia ngành da giày chia sẻ tại hội nghị của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng ngày 8/4. “Nhiều doanh nghiệp sản xuất trong tình trạng lỗ để giữ đơn hàng, giữ lao động. Ngoài ra, việc thiếu container hiện rất trầm trọng và bài toán này chưa giải quyết được”.

Tình hình cũng tương tự với các hội viên của Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao. Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội cho biết, có một số doanh nghiệp lớn vẫn trụ vững và phát triển. Nhưng bên cạnh đó, có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất khó khăn. Các doanh nghiệp này lo ngại nhất là vấn đề nhu cầu giảm. Hay hành vi khách hàng thay đổi và thị trường bất định.

“Nhiều doanh nghiệp than thở về chi phí tăng mà doanh thu giảm. Tôi vừa biết trường hợp chủ doanh nghiệp may nổi tiếng đã đầu tư một chuỗi robot cho dây chuyền may. Nhưng do dịch ập đến không bán được hàng. Cách đây ít ngày, ông ấy bị ngân hàng siết nhà. Đây là doanh nghiệp tư nhân kinh doanh nội địa chứ không xuất khẩu”. Bà Hạnh dẫn chứng.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cũng cho hay, quý I/2021 ngành dệt may xuất khẩu được 9 tỷ USD. Đây là tin vui. Nhưng ngành cũng đang đối diện với điều kiện kinh doanh khắc nghiệt hơn. Bởi vì đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng ngắn hơn 30%. Trong khi giá FOB giảm mạnh. Nhưng, yêu cầu chất lượng, luật hóa về môi trường, lao động và minh bạch chuỗi cung ứng tăng.

Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong năm qua

Dự thảo “Báo cáo nghiên cứu đánh giá tác động của Covid-19 đối với một số ngành công nghiệp chính của Việt Nam, đề xuất khuyến nghị chính sách và giải pháp cho phục hồi và phát triển thời kỳ hậu dịch” của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng vừa công bố. Nội dung cho biết, Covid-19 đã khiến vốn đầu tư toàn xã hội năm qua tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020.

Năm qua, để hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ đã triển khai gói cho vay mới. Tổng hạn mức vay khoảng 300.000 tỷ đồng. Lãi suất ưu đãi hơn tín dụng thông thường từ 1-2,5% một năm. Đối với gói tài khóa (giãn thuế, hoãn thuế và tiền thuê đất, giảm một số thuế, phí) với tổng giá trị khoảng 180.000 tỷ đồng và gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng cho khoảng hơn 20 triệu lao động và đối tượng yếu thế.

Khuyến nghị phục hồi sau dịch

Vừa ứng phó dịch vừa thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế

Khuyến nghị phục hồi

Báo cáo khuyến nghị, trong giai đoạn phục hồi sau dịch, Việt Nam nên tiếp tục kiên định mục tiêu kép. Đó là vừa ứng phó dịch vừa thúc đẩy phát triển kinh tế. Một số giải pháp cụ thể được đề cập như: sớm xây dựng chiến lược phát triển các ngành dệt may, da giày, điện tử đến năm 2030, định hướng đến năm 2035; chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2021-2030.

Tăng cường hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ

Cùng với đó, cần tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế về thương mại điện tử. Thực hiện đẩy mạnh các đề xuất, kiến nghị, thúc đẩy các mô hình ứng dụng công nghệ mới trong khu vực. Với mục đích nhằm hỗ trợ giao thương và phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới.

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới. Nhân rộng mô hình hỗ trợ kết nối doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn. Có thể kể đến các tên tuổi như Alibaba, Amazon, Ebay. Sự kết nối sẽ giúp phát triển thương hiệu Việt Nam trên thương mại điện tử. Đồng thời đào tạo được nguồn nhân lực về thương mại điện tử.

Thận trọng xây dựng chiến lược ngành dệt may

Thận trọng xây dựng chiến lược dệt may

Đóng góp thêm về các chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai cho rằng, chính phủ nên thận trọng xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may. Tiếp tục đàm phán các FTA. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến đóng góp từ hiệp hội nhiều hơn về các điều khoản đặt ra. Cùng với đó, các chương trình xúc tiến thương mại cần tiếp tục duy trì và tổ chức dài hơi hơn.

Đàm phán đường bay thúc đẩy giao dịch thương mại

Ngoài ra, theo bà Nguyễn Thị Tòng, tùy điều kiện diễn biến dịch bệnh ở các nước mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu khác nhau. Chính phủ nên đàm phán mở cửa các đường bay. Việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thúc đẩy giao dịch thương mại.

Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao Vũ Kim Hạnh cho rằng, dù còn nhiều khó khăn nhưng doanh nghiệp nên xem đại dịch là cơ hội để xem xét lại mô hình kinh doanh, sản phẩm của mình. Đây là lúc có thể tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp thật sự. “Doanh nghiệp cần chú ý đến số hóa và chuẩn hóa. Kinh tế càng khó thì các nhà bán lẻ trên thế giới càng đòi hỏi về tiêu chuẩn gắt gao hơn”, bà Hạnh cho biết.

Nguồn: vnexpress.net