Đối sách của Bộ giảm nguy cơ nông sản lại ùn tắc vì dịch Covid

Đối sách của Bộ giảm nguy cơ nông sản lại ùn tắc vì dịch Covid

09/05/2021 0 Tôn Diễm 763
5 phút, 21 giây để đọc.

Hiện nay, dịch COVID-19 lan rộng ra hàng chục tỉnh thành. Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) lo ngại việc tiêu thụ hàng nông sản sẽ bị ách tắc. Do đó Bộ này đã đề nghị bộ, ngành, các địa phương ưu tiên lưu thông hàng hoá đã kiểm dịch.

Bộ NN&PTNT đã gửi văn bản đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành. Nội dung là các đề xuất các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp (DN), cũng như người dân. Theo đó, các các đơn vị chức năng tại địa phương và người dân được yêu cầu thực hiện nghiêm các chỉ đạo điều hành về lịch mùa vụ, tình hình diễn biến của dịch bệnh và thời tiết,… Qua đó, các hoạt động sản xuất được điều chỉnh phù hợp. Đồng thời nắm bắt tình hình về sản xuất, nguồn cung, tiêu thụ nông sản trong nước thông qua việc phối hợp với các bộ ngành, hiệp hội. Đặc biệt lưu tâm đến các sản phẩm trồng trọt hiện đang vào vụ thu hoạch, sản phẩm là gia súc, gia cầm.

Lo ngại nông sản ùn tắc do ảnh hưởng mạnh từ Covid

Nông sản Hải Dương thời điểm đó ước tính thiệt hại 300-400 tỷ đồng sau đợt dịch trước

 

Covid-19 lan rộng 15 địa phương. Một số nơi đã phong toả khu vực hoặc thậm chí giãn cách toàn tỉnh. Như Thái Bình, nơi có nhiều mặt giáp với các tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nam. Hay Bắc Ninh – nơi đang đề xuất giãn cách toàn tỉnh từ ngày 8/5. Tỉnh này lại có nhiều đường giao thông huyết mạch chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, thương mại của miền Bắc như Quốc lộ 1A nối Hà Nội – Bắc Ninh – Lạng Sơn, đường cao tốc nối sân bay quốc tế Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long… Việc các địa phương có tuyến đường vận chuyển huyết mạch này trong diện phong tỏa tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lưu thông hàng hóa. Đó là bài học rút ra từ Hải Dương, Hải Phòng từ đợt dịch trước.

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đưa ra đề xuất cho nông sản

Trong văn bản gửi Bộ Kế hoạch & Đầu tư, cơ quan này đã đưa ra một loạt các đề xuất cho các Bộ. Bao gồm Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các địa phương và các hiệp hội để hỗ trợ cho ngành nông sản.

Đề nghị Bộ Công Thương

Bộ NN&PTNT đề nghị các biện pháp giảm nguy cơ ùn tắc nông sản

Trong đó, bộ này đề nghị đặc biệt ưu tiên, tạo điều kiện cho nông sản đã được chứng nhận an toàn ở các tỉnh bị phong toả được lưu thông, tiêu thụ bình thường. Đề xuất này được Bộ đề nghị Bộ Công Thương và các tỉnh thành, địa phương cùng hỗ trợ.

Tháng 2 vừa qua, Hải Dương trở thành tâm dịch. Hải Phòng, địa phương giáp ranh đã dừng tiếp nhận hàng hoá từ tỉnh này.  Mà trong khi đây vừa là thị trường tiêu thụ, vừa thuộc tuyến đường vận chuyển hàng hoá của tỉnh. Tắc nghẽn lưu thông khiến nông sản Hải Dương thời điểm đó ước tính thiệt hại 300-400 tỷ đồng.

Để tránh tắc nghẽn, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cũng đề xuất phía Công Thương có ý kiến. Mục đích để các đơn vị cung cấp dịch vụ logistics, kho bãi, kho lạnh, các hãng tàu… hỗ trợ việc bảo quản hàng hóa. Đồng thời giảm chi phí bảo quản. Đặc biệt đối với các nông sản thực phẩm cần có chế độ bảo quản đặc biệt.

Với việc tiêu thụ nông sản, cơ quan nông nghiệp đề nghị Bộ Công Thương cùng phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, tăng cường kết nối đơn vị sản xuất với doanh nghiệp thu mua, phân phối. Đặc biệt là các doanh nghiệp lớn có hệ thông bán lẻ lớn như Central Group, AEON, Vincommerce, Lotte…

Đề nghị của Bô NN&PTNT với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước

Các biện pháp của Bộ NN&PTNT

Để giảm khó khăn cho các doanh nghiệp, người dân kinh doanh, sản xuất nông sản, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước được đề nghị nghiên cứu các gói hỗ trợ giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, gia hạn nợ, các gói vay kích cầu. Bộ Tài chính cũng có thể xem xét kéo dài thời gian làm việc của cơ quan hải quan, kiểm dịch. Qua đó hỗ trợ thông quan hàng hoá, tránh hàng bị tồn đọng lâu ngày.

Cùng đó, Bộ NN&PTNT kiến nghị Bộ Tài chính triển khai mạnh mẽ chính sách hỗ trợ giảm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch. Một số chính sách có thể như:

Miễn giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp nông nghiệp;

Miễn giảm giá điện, nước đối với các nhà máy sản xuất, kho lạnh trữ hàng. Đồng thời cho phép hoãn thời gian thanh toán tiền điện;

Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước gia hạn nợ; không chuyển thành nợ xấu; phạt nợ quá hạn đối với các khoản vay đến hạn thanh toán…..

Một số khó khăn ngành nông nghiệp do dịch Covid

Theo Bộ NN&PTNT, trong năm 2020, Covid-19 vẫn tác động mạnh đến ngành nông nghiệp. Trong khi đó, ngành vẫn vướng nút thắt về tín dụng. Bởi lẽ không tiếp cận được các gói tín dụng lãi suất thấp. Nhất là với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp cũng phản ánh về áp lực về chi phí sản xuất, thuế, phí. Bởi thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng của dịch. Cùng với đó, hoạt động kinh doanh đứt đoạn. Điều này khiến cho lợi nhuận suy giảm trong thời kỳ dịch bệnh và thương mại gián đoạn.

Ngoài ra, hệ thống logistics kho lạnh chưa đáp ứng được nhu cầu bảo quản tươi và chế biến xuất khẩu. Nguồn cung về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất bị thiếu hụt vì hạn chế vận chuyển. Một số dự án đầu tư dây chuyền sản xuất bị đình trệ do phải chờ thiết bị ngoại nhập; tư vấn nước ngoài hỗ trợ kỹ thuật…

Nguồn: vnexpress.net