HSBC hạ dự báo tăng trưởng năm 2021 của Việt Nam

HSBC hạ dự báo tăng trưởng năm 2021 của Việt Nam

11/05/2021 0 Tôn Diễm 610
4 phút, 16 giây để đọc.

Ngân hàng HSBC đã vừa công bố báo cáo kinh tế mới. Trong đó, HSBC có một số điều chỉnh trong dự báo về tăng trưởng kinh tế, lạm phát nền kinh tế của các quốc gia khu vực châu Á trong năm 2021 và 2022. Đăc biệt là, Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng này cũng điều chỉnh mức tăng trưởng năm 2021 của Việt Nam giảm xuống còn 6,6%. Trước đó, HSBC đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 7% vào đầu tháng 3/2020. Dự báo tăng trưởng này đã hạ tỉ lệ xuống 0,4 điểm phần trăm.

Báo cáo triển vọng kinh tế châu Á quý II/2020 của ngân hàng này đã cho thấy, do tăng trưởng quý I năm nay thấp hơn kỳ vọng dẫn đến viieecj hạ dự báo. Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia có GDP năm 2022 được điều chỉnh nâng mạnh nhất trong số 16 nước châu Á được HSBC tính toán dự báo tăng trưởng GDP lần này.

Nguyên nhân của việc hạ dự báo tăng trưởng

Nguyên nhân của việc ha dự báo tăng trưởng

GDP quý I của Việt Nam tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn nhờ các hoạt động ngoại thương tốt. Xuất khẩu trong quý I tăng hơn 20% so với cùng kỳ. Lĩnh vực sản xuất cũng xuất hiện những dấu hiệu phục hồi mới.

Dù có khả năng phục hồi từ bên ngoài. Tuy nhiên, chuyển biến của nhu cầu trong nước vẫn còn khá đình trệ. Nguyên do xuất phát từ biện pháp giãn cách trong đợt dịch mới nhất. Trên thực tế, các chỉ số thể hiện việc đi lại của người Việt Nam đã giảm xuống. Dẫn đến việc tăng trưởng dịch vụ bị giảm sút. Thị trường lao động còn yếu nên có khả năng ảnh hưởng đến sức mua.

Theo HSBC, áp lực lạm phát tiếp tục giảm nhẹ. Chỉ tăng trung bình 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý I/2021. Giá thực phẩm đang được điều chỉnh do giá thịt lợn đã quay trở lại mức bình thường. Điều này có khả năng sẽ bù đắp những tác động của giá dầu cao hơn.

Ngoài ra, đồng tiền ổn định sẽ làm giảm bớt lo ngại về tỷ giá hối đoái cao chuyển sang chỉ số giá tiêu dùng. Xem xét tất cả những yếu tố trên, Khối Nghiên cứu Kinh tế của ngân hàng này dự đoán lạm phát trung bình của Việt Nam trong năm 2021 sẽ ở mức 3%. Con số này thấp hơn nhiều so với mức trần 4% do Ngân hàng Nhà nước đề ra.

Triển vọng về tăng trưởng của Việt Nam

Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2022

Theo HSBC, với sự gia tăng của chu kỳ công nghệ, dòng vốn FDI ổn định và nhiều FTA, Việt Nam vẫn là một trong những nước có triển vọng tăng trưởng sáng giá nhất ở châu Á.

Dù hạ dự báo tăng trưởng năm nay của Việt Nam nhưng HSBC lại nâng mạnh dự báo GDP năm 2022. Triển vọng kinh tế Việt Nam năm sau được dự báo tăng trưởng 8,5%. Cao hơn 2 điểm phần trăm so với dự báo gần nhất. Đây là mức điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế mạnh nhất trong số 16 nền kinh tế châu Á được khảo sát lần này.

Những nguy cơ thách thức

Dự báo của HSBC về triển vọng của một số nền kinh tế tại châu Á

Mặc dù Việt Nam vẫn đang trên đà phục hồi kinh tế nhanh chóng nhưng vẫn có những rủi ro đáng chú ý. Đầu tiên và quan trọng nhất là việc triển khai tiêm chủng có nguy cơ bị kéo dài. ĐIều này có thể làm chậm quá trình phục hồi dịch vụ du lịch của đất nước. Việt Nam dự kiến nhận được 150 triệu liều vaccine để tiêm cho 70% dân số vào năm 2021 (nguồn Hanoi Times, 24/03/2021). Tuy nhiên, những bất ổn vẫn tồn tại. Đặc biệt là sự chậm trễ trong việc cung cấp vaccine gần đây. Lô hàng vaccine đầu tiên từ sáng kiến ​​COVAX đã bị trì hoãn từ cuối tháng Ba đến giữa tháng Tư (nguồn Vietnamnews, ngày 24/3/2021).

Tuy nhiên, cũng có những sáng kiến ​​sản xuất vaccine trong nước: Vaccine Nanocovax do Việt Nam sáng chế đầu tiên dự kiến có mặt trên thị trường trong quý IV/2021. Sẽ đưa vào sử dụng vào năm 2022 (nguồn CNA, ngày 17/3/2021). Đồng thời, có khả năng đẩy nhanh việc tung ra vaccine.

Trong nước, thị trường lao động yếu vẫn là lực cản cho việc hồi phục tiêu dùng cá nhân. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm từ quý 3/2020. Mà phần lớn thị trường lao động của Việt Nam vẫn nằm trong khu vực phi chính thức. Điều này có thể không được thể hiện trong số liệu thống kê việc làm chính thức. Do đó, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động dễ bị tổn thương vẫn là nhiệm vụ trọng tâm.

Nguồn: vnexpress.net