Kinh tế Nhật Bản đang bị dịch Covid đè bẹp

Kinh tế Nhật Bản đang bị dịch Covid đè bẹp

08/05/2021 0 Nguyễn Uyên 961
4 phút, 25 giây để đọc.

Covid-19 đi qua để lại bao nhiêu sự mất mát về người và tiền bạc, trong đó kéo theo nền kinh tế bị suy thoái và kém phát triển. Hàng ngàn quốc gia trên thế giới đang gồng mình chống lại cơn đại dịch bao quanh. Trong đó có Nhật Bản, các chuyên gia kinh tế nhận định rằng. Kinh tế Nhật Bản khó lòng mà vực dậy nổi và nó đang bị đại dịch Covid-19 đè bẹp. Vấn đề dân nhập cư trái phép, người dân không đeo khẩu trang và chủ quan. Đã tạo nên một trân đại dịch lớn khổng lồ không thua kém ở Mỹ và Trung Quốc.

Các công ty phải đóng cửa và sa thải công nhân

sa thải công nhân

Nền kinh tế Nhật Bản sẽ rơi vào tình trạng tăng trưởng âm trong quý 1 năm 2021, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ vọng phục hồi của các doanh nghiệp.

Ngày 15/1, hãng tin NHK của Nhật Bản công bố ước tính của các tổ chức tư vấn tư nhân cho thấy, việc chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp do COVID-19, rút ngắn giờ làm việc của nhà hàng, người dân cũng ít ra ngoài hơn sẽ dẫn đến tiêu dùng cá nhân giảm mạnh và có thể kéo nền kinh tế Nhật Bản giảm 0,3% đến 0,88% năm 2021.

Đến nay, 11 tỉnh thành, chiếm phân nửa trong 126 triệu dân Nhật Bản chịu ảnh hưởng bởi tình trạng khẩn cấp. Theo chuyên gia kinh tế Toshihiro Nagahama của Viện nghiên cứu Dai-ichi Life, các biện pháp như chấm dứt các chương trình khuyến mãi du lịch và rút ngắn giờ làm việc tại nhà hàng có thể làm giảm 0,5% nền kinh tế Nhật Bản vào năm 2021 và khiến 147.000 người thất nghiệp. Nền kinh tế Nhật Bản sẽ rơi vào tình trạng tăng trưởng âm trong quý 1 năm 2021, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ vọng phục hồi của doanh nghiệp, thậm chí các công ty phải đóng cửa và sa thải công nhân.

Covid-19 làm kinh tế Nhật Bản chao đảo

phố xá thưa thớt

Các chuyên gia kinh tế cảnh báo, tình trạng khẩn cấp về đại dịch Covid-19 mới đây của Nhật Bản. Có nguy cơ dập tắt hy vọng phục hồi kinh tế do các biện pháp hạn chế đang làm cho tiêu dùng tiếp tục suy giảm. Trước thời điểm ban bố tình trạng khẩn cấp về đại dịch Covid-19 lần thứ 3. Một khảo sát của Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản cho biết. Mức tăng trưởng GDP từ tháng 1-3/2021 được dự báo sẽ giảm 6,09% thực tế hàng năm so với quý trước.  Đây là mức suy giảm đầu tiên trong ba quý liên tiếp.

Đồng thời, nhiều nhà phân tích đã kỳ vọng rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ phục hồi trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6. Tuy nhiên, sự lạc quan đó đang dần “lung lay” khi tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2. Đặc biệt khả năng lây lan mạnh đến từ các chủng đột biến. Dẫn đến yêu cầu không chỉ các cơ sở phục vụ rượu. Mà còn các cơ sở thương mại lớn như cửa hàng bách hóa, trung tâm mua sắm và công viên giải trí tạm thời đóng cửa.

Nền kinh tế Nhật Bản có thể sẽ tăng trưởng âm trong quý hiện tại

tăng trưởng âm

Theo nhận định mới đây của chuyên gia kinh tế cấp cao tại Viện Nghiên cứu Daiwa Keiji Kanda. Do tác động của các biện pháp khẩn cấp lần này. Nền kinh tế Nhật Bản có thể sẽ tăng trưởng âm trong quý hiện tại. Các biện pháp mạnh hơn ước tính. Sẽ làm tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản giảm 600 tỷ Yen (5,6 tỷ USD) mỗi tháng.

Chuyên gia kinh tế của công ty chứng khoán SMBC Nikko Yoshimasa Maruyama cũng dự báo. Nền kinh tế sẽ giảm 4,0% thực tế hàng năm trong quý hiện tại. Tình trạng khẩn cấp thứ 3 dự kiến ​​sẽ cắt giảm tiêu thụ 1,3 nghìn tỷ Yen; so với giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3.

Một số nhà phân tích còn nhận định, tình trạng khẩn cấp có thể sẽ không kết thúc trong vài tuần như kế hoạch của chính phủ. Mà có thể được kéo dài đến hai tháng hoặc lâu hơn và mở rộng ra các địa phương. Khi đó thiệt hại kinh tế sẽ tăng lên trên toàn quốc.

Hôm 23/4 vừa qua, Thủ tướng Suga Yoshihide đã phải tái ban bố tình trạng khẩn cấp từ ngày 25/4 đến ngày 11/5 ở 4 địa phương. Đây là nỗ lực hạn chế sự gia tăng dịch Covid-19 trong Tuần lễ vàng sắp tới; một trong những thời điểm bận rộn nhất trong năm để đi du lịch và mua sắm.

Theo tuyên bố, chính quyền địa phương sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế cứng rắn hơn. Bao gồm việc đóng cửa các cơ sở phục vụ rượu, cửa hàng bách hóa và trung tâm mua sắm.

Nguồn: baoquocte.vn