Nhiều cổ phiếu trên HoSE và HNX bị đưa vào diện cảnh báo do hoạt động thua lỗ

Nhiều cổ phiếu trên HoSE và HNX bị đưa vào diện cảnh báo do hoạt động thua lỗ

12/05/2021 0 Lê Dung 648
6 phút, 9 giây để đọc.

Bên cạnh những cổ phiếu tăng trưởng tốt, được nhiều nhà đầu tư quan tâm thì cũng có không ít cổ phiếu trên HoSE và HNX bị đưa vào diện cảnh báo. Điều này không có gì lạ khi các doanh nghiệp bị điểm tên đều có quá trình làm ăn thua lỗ, lợi nhuận không có thậm chí dòng tiền âm triền miên. Ngay sau đây, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả thông tin về một số mã cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo. Hy vọng thông tin bài viết cung cấp sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư đang quan tâm đến thị trường chứng khoán nói chung và với các mã này nói riêng.

Những lý do khiến cổ phiếu rơi vào tình trạng bị cảnh báo

Nhiều cổ phiếu bị cảnh báo vì doanh nghiệp làm ăn liên tục thua lỗ

Vi phạm Công bố Thông tin trong nhiều lần: Chậm nộp Báo cáo Tài chính, Chậm nộp Báo cáo Thường niên, Chậm nộp Nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông, … . Đây là 1 lỗi khá phổ biến và thường bị nhắc nhở kèm phạt vi phạm.

Vốn điều lệ thực góp giảm xuống dưới mức quy định tối thiểu của sàn: 120 tỷ đồng với sàn HOSE, 30 tỷ đồng với sàn HNX, 10 tỷ đồng với sàn UPCoM. Căn cứ để tính vi phạm là dựa trên Báo cáo Tài chính Kiểm toán năm. Hoặc dựa vào Báo cáo Tài chính Soát xét Bán niên.

Lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo Tài chính Kiểm toán Năm là số âm: đây cũng là 1 lỗi khá phổ biến. Nếu bị năm 1 thì sẽ xếp vào Nhóm: Cổ phiếu bị Cảnh báo. Nếu năm thứ 2 liên tiếp bị lỗ thì sẽ xếp Nhóm cao hơn: Cổ phiếu bị Kiểm soát và đặc biệt là năm thứ 3 liên tiếp bị lỗ sẽ xếp Nhóm cuối: Cổ phiếu bị Hủy niêm yết bắt buộc.

Cổ phiếu không có giao dịch trong thời gian dài: từ 06 tháng trở lên thì bị xếp vào Nhóm: Cổ phiếu bị Cảnh báo. Từ 12 tháng trở lên thì bị xếp vào Nhóm cuối: Cổ phiếu bị Hủy niêm yết bắt buộc.

Công ty ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh chính: từ 03 tháng trở lên thì bị xếp vào Nhóm: Cổ phiếu bị Cảnh báo. Từ 09 tháng trở lên thì bị xếp vào Nhóm cao hơn: Cổ phiếu bị Kiểm soát và từ 12 tháng trở lên thì bị xếp vào Nhóm cuối: Cổ phiếu bị Hủy niêm yết bắt buộc.

Danh sách những cổ phiếu trên HoSE và HNX bị đưa vào diện cảnh báo

Những cổ phiếu bị cảnh báo

Cổ phiếu bị cảnh báo sẽ gây hoang mang cho các nhà đầu tư

Cổ phiếu VNS của CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) vừa bị Sở GDCK TP.HCM (HoSE) đưa vào diện cảnh báo từ 12/4. Lý do vì lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ năm 2020 là âm 207,021 tỷ đồng. Con số này được căn cứ trên báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất kiểm toán năm 2020.

Cũng vì kinh doanh thua lỗ trong năm 2020; cổ phiếu MHC của CTCP MHC cũng vào diện cảnh báo kể từ ngày 6/4. 2 cổ phiếu khác là DAH và SMA CTCP Tập đoàn Khách sạn Đông Á và CTCP Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn cũng bị HoSE đưa vào diện cảnh báo từ ngày 9/4.

Không kinh doanh thua lỗ nhưng cổ phiếu TDH của CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House) cũng bị đưa vào diện cảnh báo từ 6/4. Lý do là vì thông tin về việc truy thuế ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình hình tài chính của công ty cũng bị ảnh hưởng nhiều. HoSE xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Đặc biệt là sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Trước đó, ngày 1/3, Cục thuế TP. HCM ra 22 quyết định cưỡng chế thuế Thuduc House. Số thuế và tiền chậm nộp lên tới 440 tỷ đồng. Trong đó bao gồm: 365 tỷ đồng là tiền thuế và 75 tỷ đồng là tiền chậm nộp đến các ngân hàng.

Những cổ phiếu trên HoSE và HNX nằm trong diện kiểm soát

Hiện nay có rất nhiều cổ phiếu nằm trong diện kiểm soát sau khi công ty mẹ ghi nhận thua lỗ

Ngoài các cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo; HoSE cũng có thông báo về việc nhiều cổ phiếu nằm trong diện kiểm soát. Đáng chú ý nhất là cổ phiếu DXG của CTCP Tập đoàn Đất Xanh. Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2020; Đất Xanh ghi nhận lỗ sau thuế của công ty mẹ là âm 496 tỷ đồng. Mã cổ phiếu DXG bị kiểm soát từ ngày 31/3.

Một doanh nghiệp khác cũng bị HoSE chuyển cổ phiếu từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát. Cụ thể là CTCP Tập đoàn Yeah1 (mã: YEG) kể từ ngày 12/4. Lý do vì lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2019 âm 385,33 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ năm 2020 là âm 181,59 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2020 là âm 219,28 tỷ đồng.

Cổ phiếu YEG chỉ được giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Căn cứ vào giải trình, HoSE sẽ thông báo về việc cổ phiếu được giao dịch toàn thời gian trở lại dưới dạng chứng khoán bị kiểm soát.

Cổ phiếu bị giữ nguyên diện cảnh báo từ trước

Khi tình trạng thua lỗ trong nhiều năm không được khắc phục thì cổ phiếu của đơn vị sẽ bị duy trì tình trạng cảnh báo

Bên cạnh đó, HoSE cũng tiếp tục giữ nguyên diện cảnh báo đối với 3 cổ phiếu. Cụ thể là HNG của CTCP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai; DXV của CTCP Vicem Vật liệu Xây dựng Đà Nẵng. Cuối cùng là LAF của CTCP Chế biến hàng xuất khẩu Long An. Lý do là vì các công ty chưa thể khắc phục tình trạng thua lỗ của những năm trước.

Tính đến thời điểm hiện tại, có 37 cổ phiếu nằm trong diện cảnh báo. Cạnh đó là 15 cổ phiếu bị kiểm soát trên HoSE. Không chỉ trên HoSE, Sở GDCK Hà Nội (HNX) cũng vừa có thông báo đưa một loạt cổ phiếu vào diện bị cảnh cáo. Tất cả đều do lợi nhuận sau thuế là con số âm kể từ ngày 6-7/4.

Các mã cổ phiếu đó là: KBC của CTCP Khoáng sản Bắc Cạn KBC, CMS của CTCP CMVIETNAM. Bên cạnh đó là KVC của CTCP Sản xuất Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ, L61 của CTCP Lilama 69-1. Hay như FID của CTCP Đầu tư và Phát triển doanh nghiệp Việt Nam; PDC của CTCP Du lịch Dầu khí Phương Ðông đều bị cảnh báo.

Đặc biệt, HNX cảnh báo cổ phiếu NGC của CTCP Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Ngô Quyền có khả năng bị huỷ bỏ niêm yết. Điều này được dựa theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NÐ-CP. Lý do là vì tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp tại ngày 31/12/2020 trên BCTC 2020 đã được kiểm toán.

Nguồn: Vnbusiness.vn