Nóng: Giá dầu thế giới tiếp tục tăng 2% dù dịch Covid đang bùng phát

Nóng: Giá dầu thế giới tiếp tục tăng 2% dù dịch Covid đang bùng phát

12/05/2021 0 Tạ Hòa 708
3 phút, 34 giây để đọc.

Đầu tháng 5 giá dầu thế giới được ghi nhận là ổn định nhưng tới nay giá xăng dầu tiếp tục tăng nhẹ. Và theo nhận định tình hình hiện nay thì giá xăng dầu tăng cao gây ra ngạc nhiên cho các chuyên gia. Bởi do dịch Covid 19 nhiều mặt hàng bị trì hoãn. Tuy nhiên theo đánh giá tổng quan thì điều này vẫn phù hợp. Bởi hiện nay đang là mùa hè, thời tiết nóng nực, người dân tăng cường sử dụng thiết bị cơ khí làm mát. Nên việc tăng giá xăng dầu như hiện nay khá là dễ hiểu.

Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong quần qua

Và theo đánh giá của chuyên gia thì mức giá xăng dầu sẽ tiếp tục tăng nhẹ. Bên cạnh đó theo các thông tin mới thì dự đoán giá xăng dầu tăng có thể. Bởi lượng dầu dự trữ của Mỹ đã giảm nhiều hơn so dự kiến ban đầu. Nhưng vấn đề quan trọng hơn là việc đánh giá lượng dầu mỏ cung cấp cho thế giới có thể bị sụt giảm mạnh. Hiện nay thì tại Iraq thì sản lượng dầu mỏ vẫn khá là thấp kém. Bên cạnh đó là cuộc khủng hoảng về chính trị dữa Iran và Phương Tây khiến cho “cung đường dầu mỏ” bị hạn chế. Và lo lắng trong tương lai không xa có thể gặp gián đoạn.

Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong quần qua

Giá xăng dầu ổn định vào ngày thứ Sáu (07/5) và ghi nhận mức tăng trong tuần qua trong bối cảnh lạc quan về đà phục hồi kinh tế toàn cầu. Mặc dù cuộc khủng hoảng Covid-19 ở Ấn Độ đã kiềm hãm giá dầu.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu Brent tiến 0.28% lên 68.28 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 0.29% lên 64.90 USD/thùng.

Cả dầu Brent và dầu WTI đang ghi nhận tuần tăng thứ 2 liên tiếp; khi việc nới lỏng các hạn chế về đi lại ở Mỹ và châu Âu. Khôi phục hoạt động nhà máy và chương trình tiêm chủng vắc-xin mở đường cho đà phục hồi nhu cầu nhiên liệu.

Nhập khẩu dầu thô giảm tại Trung Quốc

Ở Trung Quốc, dữ liệu cho thấy tăng trưởng xuất khẩu tăng đột biến trong tháng 4. Trong khi một cuộc thăm dò tư nhân cho thấy sự mở rộng mạnh mẽ trong hoạt động của lĩnh vực dịch vụ.

Nhập khẩu dầu thô giảm tại Trung Quốc

Tuy nhiên, nhập khẩu dầu thô của quốc gia nhập khẩu lớn nhất thế giới giảm 0.2% trong tháng 4; xuống còn 40.36 triệu tấn; hay 9.82 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020.

Tại Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã giảm; báo hiệu đà phục hồi của thị trường lao động đã bước sang một giai đoạn mới khi nền kinh tế phục hồi.

Tuy nhiên, nhu cầu dầu phục hồi không đồng đều khi số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt ở Ấn Độ; đã làm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu ở quốc gia nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn thứ 3 thế giới.

Đánh giá

Giá dầu sẽ còn cao trong bao lâu? Năm ngoái, giá dầu đã giảm vào mùa đông ở bắc bán cầu; trước khi tăng trở lại vào mùa xuân. Tất nhiên, không ai biết chắc, nhưng Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) vừa cảnh báo rằng có khả năng nguồn cung dầu mỏ vẫn thiếu hụt trong vài năm nữa.

Với việc sản lượng khai thác tại các mỏ dầu khí giảm nhanh hơn dự kiến ở những khu vực bất ổn về chính trị (chẳng hạn như Biển Bắc và Mexico). Và tiến độ chậm chạp của các dự án năng lượng mới (chẳng hạn tại miền đông nước Nga); IEA dự đoán sự phụ thuộc của thế giới vào nguồn dầu mỏ của OPEC tăng lên. Hiển nhiên là OPEC có lợi khi giữ giá dầu cao để có thu nhập lớn hơn. Tuy nhiên không cao tới mức khiến các nước tiêu thụ dầu mỏ phải giảm nhu cầu.

Nguồn: Vietstock.vn