Quảng Ninh đứng đầu xếp hạng PCI 4 năm liên tiếp

Quảng Ninh đứng đầu xếp hạng PCI 4 năm liên tiếp

11/05/2021 0 Tôn Diễm 743
5 phút, 59 giây để đọc.

Trong Báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2020, 3 tỉnh Quảng Ninh, Đồng Tháp, Long An và Bình Dương lần lượt là các tỉnh có chất lượng điều hành kinh tế được đánh giá cao nhất. Số điểm PCI năm 2020 của các tỉnh đạt 75,09 điểm. Đặc biệt, Quảng Ninh dẫn đầu bảng xếp hạng PCI liên tiếp trong 4 năm qua. Tỉ lệ tăng năm năm 2020 tăng 1,69 điểm PCI tổng hợp so với năm trước đó.

Quảng Ninh được xem như đã vượt qua chính mình để xác lập vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng PCI trong 4 năm liên tiếp này. Quảng Ninh cũng là tỉnh duy nhất trong 63 tỉnh thành, thành phố của nước ta vượt qua điểm mốc 75 điểm trong kết quả PCI kể từ năm 2010 trở lại đây.

Thông tin này được công bố sáng 15-4 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) bằng hình thức trực tuyến tại Hà Nội.

Vì sao Quảng Ninh giữ vững được phong độ xếp hạng PCI?

Chỉ số CPI 2020

Quảng Ninh luôn giữ được vị trí “quán quân” trong bảng xếp hạng PCI. Thành tựu có được nhờ những nỗ lực đặc biệt của tỉnh này trong năm 2020. Đây là thời điểm chính quyền tỉnh đã đặt trọng tâm vào việc hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn, thách thức do dịch Covid-19.

Từ đầu năm, UBND tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành và huyện phải có các giải pháp phản ứng nhanh, linh hoạt. Qua đó mới nâng cao được sức chống chịu của DN do tác động tiêu cực của dịch.

Trong đó, xác định rõ các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều. Đó là: du lịch, nông nghiệp, xuất khẩu. Qua đó kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, DN. Thúc đẩy các ngân hàng hỗ trợ DN cơ cấu lại thời gian trả nợ; xem xét giảm lãi vay, tiếp cận vốn, hỗ trợ DN tìm kiếm, tiếp cận thị trường xuất khẩu mới; tìm kiếm đối tác kinh doanh, xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Tập trung triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp dựa trên 3 trụ cột:

– Chủ động, quyết liệt sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả;

– Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính. Đảm bảo giảm thành phần hồ sơ. Giảm thời gian giải quyết, giảm chi phí thực hiện, nâng cao chất lượng dịch vụ công;

– Ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa nền hành chính. Phát huy hiệu quả chính quyền điện tử. Từ đó hướng tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, xây dựng thành phố thông minh.

Các vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng PCI

Báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2020

Với số điểm 72,8, Đồng Tháp là tỉnh nắm giữ vị trí thứ 2 trong PCI 2020. Tiếp theo là Long An (70,37 điểm). Xếp vị trí thứ 4 là Bình Dương (70,16 điểm). Đà Nẵng (70,12 điểm), Vĩnh Long (69,34 điểm), TP Hải Phòng (69,27 điểm), Bến Tre (69,08 điểm), TP Hà Nội (66,93 điểm) và Bắc Ninh (66,74 điểm).

Đặc biệt, theo PCI 2020, Bình Dương là tỉnh được đánh giá có sự cải thiện mạnh mẽ nhất. Từ vị trí 13 với 67,38 điểm trong PCI 2019 vươn lên xếp vị trí thứ 4 trong PCI 2020 (tăng 2,78 điểm).

Theo đánh giá của VCCI, đây là kết quả của việc Bình Dương đã rà soát và hoàn thiện cơ chế một cửa liên thông đăng ký DN và giải quyết các thủ tục về đầu tư. Thực hiện công khai minh bạch các cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục hành chính về đăng ký DN, đăng ký đầu tư. Đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thu hút, quản lý các dự án đầu tư; hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết các vướng mắc để các dự án triển khai nhanh đi vào sản xuất kinh doanh.

Cũng theo PCI 2020, chất lượng điều hành kinh tế tỉnh Bình Dương có xu hướng cải thiện rõ rệt. Thể hiện những đánh giá tích cực từ phía DN với chỉ số gia nhập thị trường tăng 1,22 điểm. Đối với công tác hỗ trợ DN tăng 0,91.

Chất lượng điều hành kinh tế có sự đóng góp lớn của chính quyền cấp tỉnh

Chất lượng điều hành kinh tế có sự đóng góp lớn của chính quyền cấp tỉnh

Qua qua 35 năm cải cách, đổi mới tại Việt Nam, động lực cải cách mạnh mẽ nhất đến từ cấp tỉnh. Những thành công của mô hình kinh tế, nỗ lực cải cách ở cấp T.Ư có sự đóng góp rất lớn của địa phương. Chính những thử nghiệm về mô hình hành chính tập trung, hành chính một cửa như của tỉnh Bình Dương, Quảng Ninh, Đà Nẵng, chúng ta mới có hệ thống hành chính đang được cải thiện theo hướng chuyên nghiệp hơn, tốt hơn, minh bạch hơn, thuận lợi hơn.

Điều tra PCI 2020 cũng cho thấy, chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam đã có xu hướng cải thiện theo thời gian.

Những chuyển động tích cực được ghi nhận trong PCI 2020. Thể hiện qua chi phí không chính thức tiếp tục đà giảm, an ninh trật tự được giữ vững; chính quyền cấp tỉnh năng động, tiên phong hơn; cải cách hành chính có cải thiện đáng kể và môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng.

Vẫn còn một số hạn chế cần cải thiện

Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy, chính quyền cấp tỉnh cần cải thiện mạnh mẽ một số vấn đề. Nhất là tính minh bạch của môi trường kinh doanh. Đồng thời phải nâng cao chất lượng thực thi của hệ thống chính quyền cấp cơ sở. Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính. Đồng thời cần giảm gánh nặng thanh tra, kiểm tra cho DN. Tiếp tục nỗ lực cắt giảm chi phí không chính thức cho các DN.

PCI do VCCI và USAID hợp tác xây dựng từ năm 2005. Chương trình để đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế. Cộng với mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam. Qua đó, thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Báo cáo PCI 2020 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ gần 12.300 DN. Trong đó hơn 10.700 DN tư nhân đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố. Gần 1.600 DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động tại 22 địa phương tại Việt Nam.

Nguồn: nhandan.com.vn