Sri Lanka, Bangladesh và Nepal đóng cửa biên giới với Ấn Độ

Sri Lanka, Bangladesh và Nepal đóng cửa biên giới với Ấn Độ

08/05/2021 0 Nguyễn Uyên 603
4 phút, 52 giây để đọc.

Do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, Ấn Độ đang là nước bùng dịch và có hậu quả khá nặng nề và nghiệm trọng. Các nước láng giềng như Sri Lanka, Bangladesh và Nepal đã đóng cửa biên giới với Ấn Độ. Để đảm bảo về sức khỏe và tính mạng của nhân dân nước mình. Cũng như hạn chế và ngăn chặn dịch lây lan bùng phát. Bởi nếu không đóng cửa biên giới, sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm. Đến lúc đó sẽ không kiểm soát được và đợt dịch sẽ căng thẳng hơn.

Sri Lanka, Bangladesh và Nepal đã đóng cửa biên giới với Ấn Độ

đóng cửa biên giới

Ba nước Nam Á là Sri Lanka, Bangladesh và Nepal đã đóng cửa biên giới với Ấn Độ. Nơi mà dịch bệnh đang diễn biến rất nghiêm trọng. Ngày 6/5, Sri Lanka trở thành nước láng giềng tiếp theo của Ấn Độ đóng cửa biên giới với quốc gia Nam Á này. Sau khi phải nỗ lực ngăn chặn sự gia tăng đột biến các ca mắc mới bệnh COVID-19.

Chính phủ Sri Lanka đã cấm nhập cảnh đối với hành khách đến từ Ấn Độ bằng đường không. Cơ quan hàng không dân dụng Sri Lanka (CAASL) cho biết quyết định này được đưa ra. Nhằm ngăn chặn biến thể của virus SARS-CoV-2 phát hiện ở Ấn Độ xâm nhập vào Sri Lanka.

Sri Lanka đã chứng kiến số ca bệnh tăng đột biến. Trong 24 giờ qua, Sri Lanka ghi nhận số ca tử vong trong một ngày ở mức cao nhất từ trước đến nay với 14 ca và 1.939 ca nhiễm mới. Hiện Sri Lanka ghi nhận tổng cộng 734 ca tử vong trong tổng số 117.529 ca nhiễm.

Giới chức y tế cho biết một biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Đã lây lan nhanh chóng trên khắp Sri Lanka khiến các bệnh viện và các khu chăm sóc đặc biệt chật cứng bệnh nhân.

Bangladesh và Nepal cấm các chuyến bay với Ấn Độ

cung cấp thêm 10.000 giường bệnh

Quân đội sẽ hỗ trợ thiết lập thêm các trung tâm điều trị bệnh nhân COVID-19 tại những khu vực bị ảnh hưởng. Đồng thời cung cấp thêm 10.000 giường bệnh.

Theo các bác sĩ, nhiều người trẻ tuổi tại Sri Lanka đã phải nhập viện vì nhiễm biến thể mới. Đồng thời cần thở oxy và được điều trị trong khu chăm sóc đặc biệt.

Hai quốc gia láng giềng khác của Ấn Độ là Bangladesh và Nepal cũng đã cấm các chuyến bay với Ấn Độ. Và đóng cửa biên giới với quốc gia Nam Á này. Nơi mà dịch bệnh đang diễn biến rất nghiêm trọng khi có hơn 21 triệu ca nhiễm; trong đó hơn 230.000 ca tử vong.

Bangladesh đã tạm dừng tất cả các chuyến bay quốc tế

Bangladesh đã tạm dừng tất cả các chuyến bay quốc tế từ ngày 14/4 và đóng cửa biên giới Ấn Độ từ ngày 26/4. Bangladesh đã ghi nhận tổng cộng 767.338 ca nhiễm, trong đó 11.755 ca tử vong. Nhưng giới chuyên gia cho rằng con số trên thực tế còn cao hơn ở tất cả các nước khu vực Nam Á.

Nepal cũng đã tạm ngừng tất cả các chuyến bay quốc tế cách đây 1 tuần cho đến ngày 14/5 tới. Chỉ có 2 chuyến bay khứ hồi mỗi tuần đến Ấn Độ để đưa những công dân bị mắc kẹt về nước. Hầu hết các cửa khẩu giữa Nepal và Ấn Độ cũng đã đóng cửa. Chỉ có công dân Nepal mới được đi qua những cửa khẩu còn mở.

Theo Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC). Nhiều bệnh viện tại Nepal cũng đã chật cứng bệnh nhân. Sau khi số ca nhiễm mới đã tăng gấp 57 lần so với cùng thời điểm này của tháng trước.

Ngay cả địa điểm nghỉ dưỡng hạng sang Maldives; cũng đã tăng cường các biện pháp hạn chế đối với du khách Ấn Độ. Yêu cầu phải có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính khi nhập cảnh.

Ấn Độ là thị trường du lịch lớn nhất của Sri Lanka và Maldives. Cả hai nước này đang phải đối mặt với tổn thất lớn do làn sóng dịch bệnh mới đang lây lan nhanh. Maldives cho đến nay ghi nhận 74 ca tử vong trong tổng số 32.665 ca bệnh./.

Sri Lanka lâm vào suy thoái kinh tế tồi tệ nhất

Nepal còn thê thảm hơn Ấn Độ

AFP dẫn tuyên bố từ chính quyền Sri Lanka – một quốc gia thuộc khu vực Nam Á. Thừa nhận nền kinh tế của họ đã suy giảm 3,6% do tác động từ đại dịch Covid-19 vào năm ngoái. Đây là đợt suy thoái tồi tệ nhất kể từ khi nước này độc lập khỏi Anh vào năm 1948.

Ngân hàng Trung ương Sri Lanka cho biết cuộc suy thoái chưa từng có so với mức tăng trưởng GDP 2,3% trong năm 2019 trong báo cáo hàng năm cho năm 2020. Họ hy vọng nền kinh tế sẽ phục hồi vào năm 2021 và ghi nhận mức tăng trưởng lạc quan 6% nhờ sản xuất và dịch vụ địa phương được cải thiện.

Ngân hàng cho biết: “Đại dịch cũng tạo cơ hội để thiết lập lại trọng tâm của nền kinh tế và giải quyết những điểm yếu về cơ cấu lâu nay và thiết lập một nền kinh tế dựa trên sản xuất, dựa trên năng suất”.

Đại dịch đã tấn công vào lĩnh vực du lịch béo bở của hòn đảo trong khi các ngành xây dựng, sản xuất cũng như dịch vụ đều giảm mạnh.

Nguồn: bnews.vn