Sri Lanka ra sắc lệnh mạnh tay với nền công nghiệp sản xuất dầu cọ

Sri Lanka ra sắc lệnh mạnh tay với nền công nghiệp sản xuất dầu cọ

13/05/2021 0 Lương Ngọc 1,279
3 phút, 29 giây để đọc.

Dầu cọ thô sau khi ép có màu vàng đỏ đậm do chứa nhiều caroten và vitamin E. Dầu cọ chứa khoảng 77% chất béo bão hòa, khoảng 26% chất béo không bão hòa đơn và 12% chất béo không bão hòa đa. Dầu cọ được coi là món quà của thiên nhiên ban tặng cho nền công nghiệp hiện đại và thế giới con người.  Thế nhưng mới đây, Sri Lanka đã đưa ra 1 ban hành gây sốc, ra lệnh cấm nhập khẩu dầu cọ và trồng thêm cây cọ. Đồng thời yêu cầu các nhà sản xuất phá bỏ các khu vực trồng cây hiện có theo từng giai đoạn. Đây được coi là 1 tuyên bố gây chấn động đối với quốc gia này.

Sắc lệnh mới ban ra để giảm thiểu sự phụ thuộc vào dầu cọ

Dầu cọ là một loại dầu thực vật được chiết xuất từ ​​cùi của cây cọ dầu.

Dầu cọ là một loại dầu thực vật được chiết xuất từ ​​cùi của cây cọ dầu. Trong một tuyên bố, Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa cho biết động thái này nhằm loại bỏ sự phụ thuộc vào dầu cọ. Phần diện tích trồng cọ sẽ được thay thế bằng cây cao su hoặc các loại cây trồng thân thiện với môi trường.

Theo một nhà sản xuất dầu dừa lớn của Sri Lanka, nhập khẩu dầu cọ và diện tích trồng cọ đã tăng trong những năm gần đây tại nước này. Trong khi đó, các nhà bảo vệ môi trường cho biết việc sản xuất dầu cọ đã là một trong những nguyên nhân dẫn đến nạn phá rừng trên diện rộng cũng như làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

Mỗi năm, Sri Lanka nhập khẩu khoảng 200.000 tấn dầu cọ. Chủ yếu từ hai nước khu vực Đông Nam Á là Indonesia và Malaysia. Theo các đánh giá từ Hiệp hội Ngành Dầu cọ Sri Lanka. Ngành này đã đầu tư 26 tỉ rupee (tương đương 131 triệu USD) và hiện nước này có khoảng 11.000 hécta trồng cọ.

Đối mặt với bài toán khó về nhu cầu tiêu thụ

Tuy nhiên, như báo cáo cảnh báo, việc cấm sản xuất dầu cọ sẽ chỉ đẩy vấn đề hiện tại sang 1 vấn đề khác. Đó là đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dầu cọ đang ngày càng tăng cao

Tuy nhiên, như báo cáo cảnh báo, việc cấm sản xuất dầu cọ sẽ chỉ đẩy vấn đề hiện tại sang 1 vấn đề khác. Đó là đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dầu cọ đang ngày càng tăng cao. Andersen cho biết: “Khi ta xem xét tác động tai hại của dầu cọ tới đa dạng sinh học từ góc nhìn toàn cầu. Không tồn tại giải pháp đơn giản nào cho vấn đề này. Một nửa dân số thế giới sử dụng dầu cọ trong thực phẩm. Và nếu chúng ta cấm sản xuất hoặc tẩy chay nó, thì các loại dầu khác tốn nhiều đất. Chỉ để sản xuất hơn sẽ càng có cơ hội để phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu thụ”.

Hạt cải, đậu nành và hướng dương cần lượng đất nhiều gấp 9 lần. Nhằm để sản xuất lượng dầu tương đương với lượng dầu sản xuất từ cọ. Sách đỏ của IUCN cho thấy 193 loài động vật và thực vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Chúng đều là nạn nhân của cây trồng sinh lợi.

Sản xuất dầu cọ có đang là phá hủy môi trường?

Sản xuất dầu cọ có đang là phá hủy môi trường?

Các đồn điền dầu cọ chỉ duy trì lại được 1 phần nhỏ động thực vật của rừng nhiệt đới; mà nó đã tàn phá để thay thế. Tại Borneo – khu vực sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới. Nó có 8,3 triệu héc ta đất trồng trong năm 2016. Hơn nửa diện tích rừng mưa từ năm 2005 – 2015 bị phá hủy. Chỉ để phát triển đồn điền.

Dưới góc nhìn toàn cầu, các đồn điền dầu cọ; (3/4 trong số chúng mang quy mô công nghiệp) chiếm khoảng 250 km vuông diện tích trên Trái đất. 1 con số gần ngang bằng với diện tích nước Ý hoặc bang Arizona của Mỹ. Hơn 90% sản lượng hiện tại đến từ Indonesia và Malaysia. Tuy nhiên các đồn điền cũng đang được mở rộng nhanh chóng tại Trung Phi; 1 phần của châu Mỹ Latinh.

Nguồn: Bnews.vn