Tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới, doanh nghiệp nhận rủi ro gì?

Tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới, doanh nghiệp nhận rủi ro gì?

11/05/2021 0 Đặng Goanh 1,200
5 phút, 56 giây để đọc.

Theo phân tích của các chuyên gia, việc quản lý chất lượng cũng như là xuất xứ của sản phẩm thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới là một điều không dễ, bởi hàng giá rẻ không đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, chất lượng thì rất khó khăn trong vấn đề thông quan. Để tận dụng tối đa lợi thế của thương mại điện tử xuyên biên giới, các công ty cần phải có cái nhìn chuyên nghiệp và tìm hiểu chuyên sâu trong việc xác định rủi ro và giải quyết tranh chấp khi gặp phải.

Thương mại điện tử B2B rất sôi động

Nội dung trên được các chuyên gia đề cập tại một hội thảo ở TP HCM ngày 23/4. Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) dẫn các nghiên cứu cho biết, giá trị thương mại điện tử xuyên biên giới B2C (doanh nghiệp bán hàng cho người tiêu dùng) toàn cầu năm 2020 ước khoảng 994 tỷ USD, tăng 20,3%. Con số này dự báo đạt 1.250 tỷ USD năm nay, tăng 25,7%.

Thương mại điện tử B2B (doanh nghiệp bán hàng cho nhau) xuyên biên giới cũng đang rất sôi động. Theo ghi nhận trên Alibaba, một năm trở lại đây; lượng người mua mới tăng 101%. Trong khi lượng nhà cung cấp mới cũng tăng 15%. Trong đó, hiện đã có hơn 600.000 mặt hàng của các nhà cung cấp Việt Nam. Đã được đăng bán trên nền tảng. Ngoài ra, có hơn 50.000 lượng người hỏi đặt hàng trong vòng 30 ngày.

Thương mại điện tử B2B (doanh nghiệp bán hàng cho nhau) xuyên biên giới cũng đang rất sôi động

Những mặt hàng nổi bật của các nhà bán hàng Việt Nam trên nền tảng này bao gồm: thực phẩm và đồ uống, vật dụng nhà cửa và sân vườn, mỹ phẩm, nông sản…”Trong đại dịch vừa qua, đồ trang trí nhà cửa trở thành hàng ‘hot’ trên toàn cầu”.

TMĐT mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng cũng đặt ra một số vấn đề cần lưu tâm. Ông Phan Trọng Đạt, Phó tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC); lưu ý 3 rủi ro khi giao dịch qua sàn thương mại điện tử.

Thứ nhất, với sàn giao dịch: gặp thách thức trong việc kiểm tra, giám sát đối chiếu thông tin từ nhà cung cấp, kiểm soát chất lượng hàng hoá.

Thứ hai, với nhà cung cấp: không kiểm soát được số lượng, chất lượng hàng hoá khi sàn cung cấp hàng hoá cho người tiêu dùng. Vấn đề thanh toán, quảng cáo, khuyến mại. Khả năng liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp hàng hoá sai sót. Các lỗi trong quá trình giao dịch giữa sàn và người tiêu dùng.

TMĐT mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Thứ ba, với người tiêu dùng: Nguy cơ doanh nghiệp bị lừa đảo. Nhận hàng kém chất lượng. Rủi ro trong vấn đề thanh toán, thiếu hoặc không có thông tin chính xác về người cung cấp. Doanh nghiệp cung cấp hàng hoá. Việc giao nhận, huỷ đơn hàng không đúng theo cam kết ban đầu.

Hướng giải quyết cho doanh nghiệp khi có tranh chấp

Ông Phan Trọng Đạt cho biết, khi các tranh chấp xảy ra; doanh nghiệp có thể chọn giải quyết theo các cấp độ từ thương lượng; hòa giải đến dùng cơ quan trọng tài hoặc tòa án. Tuy nhiên, phát sinh tranh chấp trên sàn nên ưu tiên chọn phương pháp hòa giải. Vì như vậy sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí. Đồng thời duy trì được quan hệ hợp tác. Doanh nghiệp có thể bảo mật thông tin và tỷ lệ tự nguyện thi hành kết quả hòa giải gần 90%. “Chúng tôi khuyến khích chọn giải pháp hoà giải. Vì nội dung do chính hai bên viết ra và không cần đến thi hành án”, ông Đạt nói.

Các chuyên gia tại hội thảo lưu ý thêm; trong bối cảnh các doanh nghiệp giao tiếp trực tuyến với nhau; ngoài cảnh giác về rủi ro an ninh mạng như rò rỉ thông tin thì cần cẩn trọng các hành vi lừa đảo qua email. Vấn đề này vốn đã xuất hiện hàng thập niên qua nhưng vẫn chưa cũ.

TMĐT tại Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc với mức tăng trưởng cao 2 con số

“Doanh nghiệp nên lưu ý đuôi email của đối tác và điều tra tên website. Kiểm tra tên miền công ty đối tác để nhận diện nguy cơ lừa đảo qua hình thức này. Ngoài ra, trong bối cảnh giao dịch thời kinh tế số phát triển, doanh nghiệp nên có cán bộ pháp chế và thuê ngoài đội ngũ luật sư am hiểu về giao dịch điện tử khi cần thiết”, ông Đạt khuyến nghị.

Động lực thúc đẩy

Luôn thích ứng với xu hướng chung của thế giới. Trong những năm gần đây, TMĐT tại Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc với mức tăng trưởng cao 2 con số. Đặc biệt năm 2020, tác động của dịch bệnh đã đưa thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam lên một tầm cao mới và trở thành một trong những quốc gia có mức tăng trưởng TMĐT nhanh nhất thế giới với tốc độ 35% mỗi năm, thậm chí gấp 2,5 lần so với Nhật Bản.

Đặc biệt, với Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã mở ra cánh cửa mới và tạo động lực cho sự phát triển của cả nền kinh tế đất nước nói chung và các DN xuất khẩu nói riêng. Các DN cũng nhanh chóng nắm bắt cơ hội thâm nhập. Đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua TMĐT. Theo Bộ Công Thương, hiện nay có khoảng 32% DN Việt Nam đã thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài thông qua các kênh trực tuyến.

Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử

tốc độ tăng trưởng TMĐT của Việt Nam đạt trung bình trên 30%/năm

Theo ông Đặng Hoàng Hải – Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương), TMĐT xuyên biên giới không những tạo cơ hội cho DN nâng cao doanh số bán hàng mà qua đó còn tìm kiếm mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt, tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực để tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thống kê cho thấy, giai đoạn 2014-2020, tốc độ tăng trưởng TMĐT của Việt Nam đạt trung bình trên 30%/năm. Dự kiến, quy mô thị trường TMĐT của Việt Nam sẽ đạt 33 tỷ USD vào năm 2025, đứng thứ ba Đông Nam Á sau Indonesia và Thái Lan.

“Qua nền tảng TMĐT, DN có thể nhanh chóng tiếp cận khách hàng ở khối thị trường lớn, khó tính như: Bắc Mỹ, Nhật Bản, châu Âu. Tuy nhiên, để đẩy mạnh bán hàng, DN cần hiểu rõ sàn thương mại đã lựa chọn”- ông Đặng Hoàng Hải nhìn nhận.

Nguồn: Vnexpress.net