Triển vọng phát triển của kinh tế Mỹ khiến đồng USD định giá quá cao

Triển vọng phát triển của kinh tế Mỹ khiến đồng USD định giá quá cao

11/05/2021 0 Lê Như 597
5 phút, 59 giây để đọc.

Với một niềm tin mạnh mẽ vào sự phát triển của nền kinh tế Mỹ nhần khiến đồng USD tăng mạnh. Thế nhưng, trên thực tế thì việc nợ công của Mỹ sẽ khiến cho tỉ giá của đồng bạc xanh này giảm và sẽ rơi vào những biến động rủi ro. The nhận định của Nikkei Asian Review thì giá trị của đồng bạc xanh đang vượt xa với nhu cầu của đồng USD. Điều này càng làm tăng thểm rủi ro biến động. Một tín hiệu tích cực của Mỹ đó là việc đẩy nhanh việc tiêm chủng vaccine phòng ngừa Covid-19 trên cả nước. Đây là điều làm tăng thêm hi vọng đối với sự phục hồi của nền kinh tế nước này, tiếp đó sẽ thúc đẩy nhu cầu với đồng USD

Sự chênh lệch quá lớn

Dựa trên tỷ giá hối đoái cân bằng Nikkei (Nikkei EER) của Nikkei Asian Review và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản. Nợ công của Mỹ tăng cao sẽ dẫn đến đồng USD giảm giá trị. Chỉ số Nikkei EER dựa trên các yếu tố kinh tế cơ bản của một quốc gia. Như nợ công và số dư tài khoản vãng lai. Nợ công của chính phủ Mỹ phình to có thể kéo tụt giá trị của đồng bạc xanh.

Nikkei Asian Review cảnh báo sự chênh lệch lớn giữa giá trị lý thuyết và tỷ giá thực tế của đồng USD có thể “gây ra phản ứng dữ dội”. Nếu đồng bạc xanh suy yếu nhanh chóng. Nó sẽ làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu vốn đã lao đao vì cuộc khủng hoảng Covid-19.

đồng USD

Tính đến ngày 16/4, đồng USD dao động ở tỷ giá 108 yên đổi 1 USD. Trong khi đó, tỷ giá lý thuyết của đồng bạc xanh theo Nikkei EER là 84 yen đổi 1 USD. Nikkei nhận định nhìn chung, đồng tiền của một quốc gia đang gánh nợ công. Thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, sẽ bị sụt giảm về giá trị tương đối.

Trong quý IV/2020, Nikkei EER đo lường tỷ giá đồng USD đối với đồng yen ở mức 1 USD đổi 94 yen. Để so sánh, tỷ giá giữa hai đồng tiền là 1 USD đổi 110 yen vào cùng kỳ năm 2019. Trước khi dịch Covid-19 bùng phát. So với đồng franc Thụy Sĩ, nó tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7. Giữ mức tăng 0,5% so với phiên trước. Điều đó có nghĩa là đồng USD đã mất giá tương đương 16 yen sau một năm.

Chính quyền Mỹ hỗ trợ nền kinh tế thời kì dịch bệnh

Chính quyền Mỹ hỗ trợ nền kinh tế chống đỡ với cuộc khủng hoảng vì dịch Covid-19 bằng các gói chi tiêu lớn. Điều đó khiến nợ công tăng cao. Chênh lệch giữa tỷ giá thực tế và giá trị lý thuyết của đồng USD ngày càng gia tăng. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố gói kích thích bổ sung. Trị giá khoảng 2.000 tỷ USD và đang xem xét kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng. Nếu chính quyền không đảm bảo nguồn vốn, bao gồm tăng thuế, nợ công sẽ tăng lên.

Khi tiêu dùng cá nhân tại Mỹ phục hồi nhanh. Có khả năng thâm hụt thương mại của nước này sẽ mở rộng do nhập khẩu gia tăng. Về mặt lý thuyết, điều đó có thể thúc đẩy xu hướng giảm của đồng bạc xanh. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái của đồng USD đang di chuyển theo hướng ngược lại.

Chính quyền Mỹ hỗ trợ nền kinh tế thời kì dịch bệnh

Trên thực tế, sức mạnh của đồng bạc xanh trên thị trường tiền tệ phản ánh niềm tin vào nền kinh tế Mỹ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 6,4% vào năm 2021. Mức tăng trưởng lớn nhất trong vòng 37 năm qua. Đặc biệt cao so với phần còn lại của thế giới.

Chênh lệch giữa lý thuyết và thực tế

Chênh lệch giữa giá trị lý thuyết của đồng USD và tỷ giá hối đoái. Thực tế cũng có thể được nhận thấy sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Đồng bạc xanh sau đó đã sụt giá.Vào thời điểm đó, nợ công của Mỹ leo dốc nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong năm 2009, nợ công (tính theo phần trăm GDP) đã tăng 13% so với một năm trước đó. Trong khi đó, nợ công năm 2020 gia tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nếu đồng USD tiếp tục tăng giá, một số nền kinh tế mới nổi có các khoản nợ bằng đồng USD. Sẽ phải đối mặt với gánh nặng trả nợ ngày một tăng. Như vậy, đà tăng của đồng bạc xanh có thể gây rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu. Nikkei Asian Review khuyến cáo cần cẩn trọng về việc đồng USD giảm giá trị nhanh.

Nếu đồng USD tăng giá và giảm giá trị cùng lúc, các thị trường tài chính sẽ đứng trước rủi ro lớn. Theo các chuyên gia của Nikkei Asian Review, các chính phủ cần chú ý đến sự biến động tỷ giá hối đoái đồng USD. Vì nó đóng vai trò như một phép thử của nền kinh tế toàn cầu trong thời kỳ hậu đại dịch.

Chênh lệch giữa lý thuyết và thực tế

Nhận định của các chuyên gia

Các dữ liệu về số người thất nghiệp của Hoa Kỳ đã giảm xuống mức thấp nhất trong một năm vào tuần trước. Tổng thống Joe Biden cho biết sẽ tăng gấp đôi kế hoạch tiêm chủng. Sau khi đạt được mục tiêu trước đó là 100 triệu mũi trước thời hạn 42 ngày. Cả hai tin tức trên đều hỗ trợ tốt đối với đồng đô la.

Derek Halpenny – người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu tại MUFG – cho biết: “Giá USD mạnh hơn do gói kích thích mà tổng thống Biden công bố. Thêm vào đó, dịch COVID-19 ở các nền kinh tế lớn như khu vực. Đồng Euro tiếp tục diễn biến phức tạp cũng là yếu tốt khiến giá USD bật tăng”.

Một số chuyên gia cho rằng mức tăng của đồng đô la trong vài tuần qua quá nhanh. Đến mức một số nhà phân tích cảnh báo không nên mua đồng đô la cao hơn so với mức hiện tại. “Chúng tôi tin rằng những động thái gần đây trên thị trường ngoại hối là điều chỉnh và không phải là một phần của xu hướng mới năm 2021”. Các nhà phân tích của ING viết trong một ghi chú.

So với đồng euro, đồng đô la giảm 0,1% xuống 1,17630 đô la nhưng vẫn ở gần mức mạnh nhất kể từ tháng 11. Một ngoại lệ đáng chú ý đối với mức tăng của đồng đô la là bảng Anh. Tăng 0,3% lên 1,37735 đô la sau khi tăng 0,4% vào thứ Năm.

Nguồn: vietstock.vn