Trung Quốc đang thiếu nguồn lao động nhập cư khổng lồ do bị thu hẹp và già đi

Trung Quốc đang thiếu nguồn lao động nhập cư khổng lồ do bị thu hẹp và già đi

12/05/2021 0 Lê Như 1,358
4 phút, 38 giây để đọc.

Lực lượng lao động nhập cư khổng lồ của Trung Quốc đang bị thu hẹp và già đi. Lo ngại về cuộc khủng hoảng dân số của Trung Quốc. Theo một báo cáo trên tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), điều này phản ánh một xu hướng rộng hơn làm dấy lên lo ngại về cuộc khủng hoảng nhân khẩu học tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Dữ liệu khảo sát của Cục Thống kê Quốc gia (NBS) cho thấy năm ngoái, số lượng lao động nhập cư ở Trung Quốc đã giảm lần đầu tiên kể từ năm 2008, giảm 5,17 triệu so với năm 2019 xuống còn 285 triệu.

Nguyên nhân chủ yếu là do đại dịch Covid-19

Sự sụt giảm phần lớn được cho là do đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế vào đầu năm 2020. Buộc nhiều công nhân phải ở lại quê hương vì những hạn chế về giao thông. Các lĩnh vực xây dựng, khách sạn, nhà hàng mất nhiều lao động nhập cư nhất. Những bộ phận của nền kinh tế bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề trong thời kì đầu của đại dịch. Dữ liệu công bố cuối tuần trước cho thấy.

Đai dịch Covid-19 ảnh hưởng tới họ rất nhiều

Số lượng công nhân làm việc trong lĩnh vực sản xuất cũng giảm. Nhưng điều này phù hợp với xu hướng ngày càng có nhiều người rời bỏ các công việc trong các nhà máy. Để đảm nhận các vị trí trong lĩnh vực dịch vụ trong những năm gần đây. Và đã giúp giữ tỷ lệ thất nghiệp nói chung ổn định.

Giám đốc Geoffrey Crothall, giám đốc truyền thông của nhóm nhân quyền Trung Quốc Bản tin Lao động có trụ sở tại Hồng Kông cho biết. Đại dịch không thể giải thích toàn bộ hiện tượng. Ông nói: “Tốc độ tăng dân số lao động nhập cư đã chững lại trong những năm gần đây. Phần lớn là do ít người di cư trẻ hơn tham gia vào lực lượng lao động. Và dân số lao động nhập cư đang già đi một cách ổn định.” Năm ngoái, độ tuổi trung bình của một lao động nhập cư Trung Quốc đã tăng 0.6 tuổi từ năm 2019 lên 41.4. So với 34 tuổi vào năm 2008 theo NBS.

Dân số trong độ tuổi lao động già đi nhanh chóng

Lao động từ 16-30 tuổi chiếm 22.7% tổng lực lượng lao động nhập cư vào năm ngoái. Giảm từ 25.1% vào năm 2019. Một thập kỷ trước, khoảng 42% lao động nhập cư thuộc nhóm tuổi đó. Theo NBS, tỷ lệ lao động nhập cư trên 50 tuổi tăng hơn gấp đôi lên 26.4% vào năm 2020 so với một thập kỷ trước đó. SCMP nhận xét, ngay trong nền kinh tế Trung Quốc. Dân số trong độ tuổi lao động cũng đang già đi nhanh chóng. Điều đó dẫn đến lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương hưu. Khiến Bắc Kinh tuyên bố sẽ trì hoãn tuổi nghỉ hưu. Để chống lại các tác động kinh tế liên quan.

Các số liệu thống kê trong khu vực đã cho thấy. Số ca sinh đang giảm dần và dân số trên toàn quốc dự kiến sẽ đạt mức cao nhất trong vài năm tới. Năm ngoái, tiền lương hàng tháng của người lao động nhập cư chỉ tăng nhẹ 2.8%. So với một năm trước đó lên 628 USD, dữ liệu của NBS chỉ ra. Tăng trưởng ở mức tối tiểu sau khi chiếm 2.5% lạm phát. Cho thấy áp lực mà đại dịch Covid-19 đã gây ra đối với các nhóm thu nhập thấp.

Lượng lao nhập cư bị thu hẹp và già đi

Người dân rời thành phố về nông thôn

Dưới tác động của đại dịch, người giàu vẫn ngày càng giàu hơn còn cư dân thành thị cũng vẫn gắng gượng duy trì cuộc sống, nhưng cuộc sống của những công nhân đến từ nông thôn (lao động nhập cư) lại rất khó khăn. Ví dụ, trong quý II/2020, sau khi tính toán biến động giá cả. Tiền lương của lao động nhập cư giảm 9,2%, tiếp tục trong xu hướng giảm lâu dài. Còn lương của cư dân thành thị giảm trung bình 0,2%. Vào năm 2020, mức lương khả dụng trung bình của 20% người giàu nhất Trung Quốc là 80.000 NDT (12.000 USD), gấp 10,2 lần mức lương của 20% dân số nghèo nhất. Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), con số này cao gấp 8,4 lần so với Mỹ.

Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng buộc ngày càng nhiều người nhập cư rời khỏi các thành phố và trở về quê hương của họ. Một số là tự nguyện vì thấy cơ hội việc làm ở thành phố ngày càng ít. Tuy nhiên, vào thời điểm dịch bệnh căng thẳng nhất, một số quan chức vì sợ dịch bệnh lây lan đã cố tình tăng rào cản đối với việc lao động nhập cư quay trở lại thành phố, gây ra tình trạng về quê ép buộc.

Nhiều người về quê ăn Tết Nguyên đán trước khi dịch bệnh bùng phát. Không ngờ rằng họ sẽ không thể quay trở lại thành phố. Ngày nay, người dân thành thị cũng phản đối việc lao động nhập cư vào thành phố lập nghiệp nhiều hơn.

Nguồn: Cafef.vn