Ý kiến của Luật sư về việc VinFast kiện chủ kênh YouTube GoGo TV

Ý kiến của Luật sư về việc VinFast kiện chủ kênh YouTube GoGo TV

10/05/2021 0 Lê Thơm 705
6 phút, 49 giây để đọc.

Việc VinFast khởi kiện khách hàng, là chủ của kênh YouTube GoGo TV – Trần Văn Hoàng. Hiện đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong công đồng. Thời gian gần đây, sự việc xoay quanh hãng xe VinFast và chủ của kênh YouTube GoGo TV – Trần Văn Hoàng đang gây xôn xao dư luận.

Sự việc xảy ra từ chiều ngày 2/5/2021. Khi trên Fanpage chính thức của hãng VinFast đã công bố thông tin cho biết đơn vị này đã gửi đơn tố cáo chủ kênh YouTube GoGo TV – Trần Văn Hoàng. Về việc sản xuất và đăng tải video clip có nội dung sai sự thật về chất lượng xe VinFast là Lux A2.0.

Nguyên nhân sự việc

Nội dung cụ thể là: “Từ ngày 20/4 đến ngày 28/4, ông Trần Văn Hoàng, chủ kênh YouTube GogoTv (455.000 người theo dõi). Đã sản xuất và đăng tải clip có nội dung không đúng sự thật về chất lượng xe VinFast Lux A2.0. Gây hoang mang cho người dùng và ảnh hưởng tới uy tín của VinFast.

Hành vi sản xuất và lan truyền thông tin sai sự thật của ông Trần Văn Hoàng (chủ kênh YouTube Gogo TV). Đã gây thiệt hại về uy tín và vật chất cho thương hiệu VinFast. Đồng thời gây bất an cho những khách hàng khác của hãng. Mặc dù ông Trần Văn Hoàng đã tự gỡ bỏ các clip trên. Nhưng chúng tôi đã lưu đầy đủ bằng chứng và gửi cùng đơn tố cáo ra cơ quan công an. Cơ quan Công An đã tiếp nhận đơn tố cáo và có lịch mời ông Hoàng lên làm việc”.

Đến chiều 5/5, ông Trần Văn Hoàng đích thân đăng tải video mới. Cho biết đã nhờ đến luật sư và mong tìm tiếng nói chung với hãng ô tô VinFast.

Diễn biến sau đó, chiều 6/5, đại diện hãng xe là ông Hoàng Chí Trung – Quyền Phó TGĐ Kinh doanh VinFast lên tiếng. Chỉ ra những sai lệch cũng như làm rõ các vấn đề xung quanh thông tin mà YouTuber Trần Văn Hoàng nêu ra trong video trước đó.

Ông Hoàng Chí Trung - Quyền Phó TGĐ Kinh doanh VinFast

Cách xử lý của VinFast vướng phải nhiều ý kiến trái chiều

Tuy nhiên, cách xử lý của VinFast đang vướng phải nhiều ý kiến trái chiều. Khi hãng không chọn cách hòa giải như số đông. Mà đã đưa sự việc ra cơ quan chức năng và kiện khách hàng (ở đây YouTuber Trần Văn Hoàng).

Dưới góc nhìn của luật sư Nguyễn Huỳnh Phương Thảo – thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM, Phó giám đốc Công ty Luật BĐS Hưng Vượng, chia sẻ với báo Thanh Niên: “Xét về khía cạnh pháp luật thì việc này hoàn toàn bình thường. Bởi chúng ta đang sống và làm việc theo pháp luật. Ở một xã hội thượng tôn pháp luật thì dùng pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ. Cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh phải được coi là văn minh và cần được khuyến khích. Trên thế giới, việc doanh nghiệp khởi kiện khách hàng gây thiệt hại không còn là hiếm.

Tại Việt Nam, không phải vì điều này chưa phổ biến. Thậm chí chưa ai làm mà xem người đi đầu là sai. Thực tế ở Việt Nam cũng đã có nhiều vụ việc tương tự. Nhưng doanh nghiệp không bị quan tâm quá mức bởi cộng đồng nên chúng ta không biết.

Thực tế cũng cho thấy rằng, có nhiều vụ việc thỏa thuận không thành. Rồi mới dẫn đến việc yêu cầu pháp luật bảo vệ. Dẫn đến tranh chấp nghiêm trọng sau đó. Như vậy, phải nhìn nhận một cách đúng đắn là việc yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp là cần thiết ngay từ đầu. Để đảm bảo tính khách quan và quyền lợi của cả hai bên.

Chất lượng xe VinFast là Lux A2.0

Nên xử lý mạnh tay

Nên có những trường hợp điển hình được xử lý đến nơi đến chốn để tăng tính răn đe. Sâu xa hơn, tiền lệ này còn thúc đẩy sự thay đổi trong nhận thức pháp luật và hành xử của cộng đồng. Giúp ngăn ngừa những vụ việc nghiêm trọng hơn, gây thiệt hại lớn hơn cho kinh tế, xã hội. Điều này càng có ý nghĩa khi trên sân chơi của chúng ta bây giờ. Không chỉ có ta với ta mà còn có cả những doanh nghiệp nước ngoài vốn rất coi trọng pháp lý cũng như việc chúng ta đang gia nhập sân chơi của thế giới”.

Đồng thời, luật sư cho rằng nguyên nhân khiến dư luận tranh cãi về việc doanh nghiệp kiện khách hàng. Bắt nguồn từ đặc thù văn hóa tại Việt Nam, duy tình hơn duy lý. Dù quyền lợi bị xâm hại nhưng phần lớn doanh nghiệp vẫn ưu tiên chọn phương thức dàn xếp, hòa giải. Bởi nếu đưa ra pháp luật sẽ rất dễ bị mang tiếng là xử ép khách hàng, ỷ mạnh bắt nạt yếu. Ngay cả khi doanh nghiệp đúng thì vẫn muốn giải quyết nội bộ. Thay vì xử lý theo luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Vì không muốn kéo dài và bị bàn tán bởi dư luận, dù đúng dù sai, vẫn ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh.

Theo LS. Nguyễn Huỳnh Phương Thảo thì đây là tiền lệ tốt

Ngoài ra, thời gian giải quyết các vụ việc, quá trình pháp lý thường kéo dài. Nên doanh nghiệp thà chịu thiệt còn hơn là dấn thân vào cuộc chiến pháp lý dai dẳng vì tâm lý đợi được vạ thì má đã sưng.

Nhận định về cách xử lý của VinFast, luật sư Nguyễn Huỳnh Phương Thảo cho rằng đây có thể là một tiền lệ tốt và nên khuyến khích.

Luật sư Nguyễn Huỳnh Phương Thảo - thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM

“Cho dù phần thắng thuộc về bên nào. Thì trường hợp này vẫn có thể xem là một hành vi đúng đắn và tuân thủ pháp luật bởi phân xử các mâu thuẫn, tranh chấp theo pháp luật là xu hướng văn minh trong xã hội hiện nay. Mặc dù có thể đây không phải là vụ việc đầu tiên. Nhưng do được quan tâm bởi cộng đồng nên có thể xem đây là tiền lệ. Vì vậy, dùng tiền lệ để điều chỉnh hành vi của người dân luôn là một cách làm hiệu quả. Giúp thông tin minh bạch hơn. Có cơ quan chức năng làm trọng tài chắc chắn sẽ giúp đảm bảo quyền lợi cho các bên chứ không có bên nào chịu thiệt hại cả”.

Những hậu quả không tưởng

Trước kia khi chưa có mạng xã hội, chưa có internet thì thông tin chỉ lan truyền theo phương thức truyền miệng hoặc văn bản. Phạm vi tác động không quá lớn và có thể dễ dàng ngăn chặn hơn. Đặc biệt trong trường hợp thông tin sai lệch, và như vậy thiệt hại cũng sẽ ít hơn. Nhưng ngày nay, khi không có bất kỳ một biên giới nào cho các thông tin. Thì một khi thông tin được đưa ra trên môi trường mạng sẽ ngay lập tức lan truyền khắp thế giới.

Nếu thông tin đúng thì không sao. Nhưng nếu quá hoặc sai sự thật sẽ có thể hủy hoại uy tín mà doanh nghiệp rất khó khăn mới có thể gây dựng được. Thiệt hại này là điều khó có thể đong đếm và cũng rất khó để phục hồi. Đặc biệt là với các YouTuber có hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người theo dõi. Mức độ ảnh hưởng do thông tin sai là cực kỳ nghiêm trọng.

Thêm vào đó là tổn hại về kinh tế. Thông tin sai lệch có thể khiến cộng đồng quay lưng lại với doanh nghiệp, tẩy chay sản phẩm. Doanh nghiệp quy mô càng lớn thì thiệt hại càng nhiều. Nhẹ và ngắn hạn thì doanh nghiệp sẽ lao đao, nặng và kéo dài thì doanh nghiệp có thể phá sản.

Nguồn: cafebiz.vn