Chỉ số giá lương thực thế giới tăng cao “kỷ lục” trong 7 năm qua

Chỉ số giá lương thực thế giới tăng cao “kỷ lục” trong 7 năm qua

12/05/2021 0 Tạ Hòa 707
3 phút, 12 giây để đọc.

Giá lương thực thế giới tăng tháng thứ 10 liên tiếp trong tháng 3, chạm mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2014, dẫn đầu là do các chỉ số về dầu thực vật, thịt và sữa tăng vọt, cơ quan thực phẩm của Liên Hợp Quốc cho biết hôm thứ Năm. Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông lương, đo lường sự thay đổi hàng tháng đối với rổ ngũ cốc, hạt có dầu, sản phẩm sữa, thịt và đường, đạt trung bình 118,5 điểm trong tháng trước so với mức 116,1 điểm được điều chỉnh vào tháng Hai.

Xét về lịch sử, giá nông sản toàn cầu luôn có những biến động mạnh. Điều này liên quan đến đặc điểm ngắn hạn của thị trường nông sản. Khi nguồn cung phụ thuộc nhiều vào thời tiết và nhu cầu tương đối ổn định. Trong những năm gần đây, giá nông sản đã tăng lên đáng kể. Giá các nguyên liệu thô khác như dầu thô thậm chí còn tăng cao hơn. Bây giờ cả giá nông sản và giá dầu thô đều tăng. Giá thực phẩm chế biến và chưa chế biến cao hơn.

Chỉ số giá lương thực tăng cao đột biến

Giá lương thực thế giới trong tháng 4 vừa qua đã tăng tháng thứ 11 liên liếp; lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2014, trong đó đường là mặt hàng có mức tăng giá cao nhất.

Giá lương thực thế giới

Đậu tương sau khi được thu hoạch từ một nông trại gần Scribner, bang Nebraska, Mỹ. Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Lương Nông của Liên hợp quốc (FAO) – ghi nhận những thay đổi hằng tháng về giá cả các mặt hàng thực phẩm thông thường – trong tháng 4 vừa qua ở mức trung bình 120,9 điểm, so với mức 118,5 điểm ghi nhận trong tháng 3.

Chỉ số ngũ cốc tăng cao trong tháng 4

Cụ thể, chỉ số giá ngũ cốc trong tháng 4 tăng 1,2% so với tháng 3. Và tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Những lo ngại về thu hoạch mùa màng tại Argentina, Brazil và Mỹ đã đẩy giá ngô tăng 5,7% trong tháng 4. Trong khi giá bột mì ổn định. Chỉ số giá dầu thực vật cũng tăng 1,8% so với tháng 3. Do giá nguyên liệu sản xuất dầu như đậu nành, hải cải dầu… tăng cao.

Chỉ số ngũ cốc tăng cao trong tháng 4

Các mặt hàng thiết yếu cũng tăng cao

Trong khi đó, giá các mặt hàng bơ sữa cũng tăng 1,2%. Do nhu cầu từ khu vực châu Á đối với các mặt hàng bơ, bột sữa không kem và pho-mai tăng cao. Chỉ số giá thịt cũng tăng 1,7%.

Các mặt hàng thiết yếu cũng tăng cao

Sau khi giảm trong tháng 3, giá đường đã tăng trở lại trong tháng 4 với mức tăng 3,9% trong 1 tháng. Và tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo FAO, nhu cầu mua tích trữ mạnh mặt hàng này xuất phát từ những quan ngại về nguồn cung eo hẹp trong năm 2020 và 2021 đã đẩy giá mặt hàng này.

FAO tăng mức dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu trong năm 2020 thêm 1,7 triệu tấn, lên 2,767 tỷ tấn, tăng 2,1% so với năm 2019. Trong khi đó, sản lượng lúa mì dự báo đạt 778,8 triệu tấn trong vụ mùa năm 2021-2022; tăng 0,5% so với dự báo năm 2020.

FAO cho biết những con số dự báo trên được đưa ra căn cứ dự báo của các khu vực sản xuất nông nghiệp tại Brazil, Trung Quốc, Ukraine và Mỹ. Cũng như các nguồn cung tại các nước Liên minh châu Âu (EU) dần hồi phục.

Nguồn: Baotintuc.vn