EuroCham giúp doanh nhân Việt nâng sức cạnh tranh

EuroCham giúp doanh nhân Việt nâng sức cạnh tranh

11/05/2021 0 Đặng Goanh 1,104
5 phút, 35 giây để đọc.

Chính sách năng lượng và bền vững, đầu tư cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường pháp lý, tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0, và đảm bảo áp dụng thống nhất luật pháp và chính sách là những khuyến nghị do Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu (EuroCham) khởi xướng. Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu cho biết Việt Nam đã một lần nữa ứng phó thành công với dịch Covid-19 và củng cố niềm tin đối với các công ty Châu Âu. Trước Covid-19, niềm tin kinh doanh của các công ty châu Âu tại Việt Nam đã trở lại mức gần với mức của quý 4 năm 2019.

Diễn biến BCI trong thập niên qua

Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) vừa công bố chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) quý I/2021 đạt 73,9 điểm. Chỉ số trên 50 phản ánh niềm tin ở trạng thái tích cực. Như vậy, kể từ khi BCI rơi xuống mức thấp nhất lịch sử một thập niên qua vào quý I/2020; niềm tin kinh doanh đã liên tục đi lên trở lại.

Chủ tịch EuroCham Alain Cany cho biết, BCI cho thấy Việt Nam có thể đảm bảo rằng các công ty ở đây có thể tiếp tục hoạt động bình thường mà không có nhiều gián đoạn vì đại dịch so với các quốc gia khác. Điều này đang giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời tiếp thêm niềm tin cho lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu.

“Chỉ số BCI hiện đã tăng trở lại mức trước khi có Covid. Đây là một thành tựu đáng kể. Đó cũn là bằng chứng cho thấy Việt Nam đang đi đúng hướng. Để đạt được mục tiêu song song là vừa chống dịch vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, Alain Cany nói.

Triển vọng nền kinh doanh Việt

Khi được hỏi về triển vọng của môi trường kinh doanh của Việt Nam trong quý tới; 67% doanh nghiệp châu Âu dự đoán là “xuất sắc” hoặc “tốt”. Chỉ số sẽ tăng 12% so với quý trước. Bên cạnh đó, người tham gia khảo sát cũng lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh của công ty họ. Hơn 2/3 (68%) dự đoán rằng đơn đặt hàng và doanh thu của họ sẽ “duy trì hoặc tăng” trong ba tháng tới. Giá trị tăng 25% so với quý IV/2020.

Ông Thue Quist Thomasen, Giám đốc điều hành YouGov Việt Nam; đơn vị được EuroCham ủy nhiệm thực hiện khảo sát, đánh giá ngày càng nhiều lãnh đạo doanh nghiệp. Dự đoán số lượng nhân viên và kế hoạch đầu tư của họ sẽ tăng.

“Đây là một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vào triển vọng dài hạn của Việt Nam. Nó cho thấy rằng các công ty đang đầu tư vào lực lượng lao động. Công việc kinh doanh của họ để đón đầu một năm 2021 tăng trưởng mạnh mẽ”, ông nói.

Triển vọng nền kinh doanh Việt

Các thành viên EuroCham cũng ghi nhận những chuyển biến tích cực từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Hơn 60% người cho biết công ty họ được hưởng lợi từ khi Hiệp định đi vào triển khai. Tuy nhiên, lãnh đạo các doanh nghiệp cũng cho biết; thủ tục hành chính tiếp tục là rào cản lớn nhất.

Doanh nghiệp châu Âu ở Việt Nam lạc quan về năm 2021

Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) mới nhất của EuroCham ghi nhận ở mức cao nhất kể từ thời điểm bùng phát đại dịch. Với việc EVFTA đã đi vào hiệu lực, 70% nói rằng doanh nghiệp của họ đã được hưởng lợi. Tuy nhiên, 33% cũng cho rằng “thủ tục hành chính” sẽ là thách thức chính. Mục tiêu là để các doanh nghiệp tối ưu Hiệp định.

Chủ tịch EuroCham Nicolas Audier tiết lộ thông tin BCI mới nhất. Đó là một bức tranh tích cực về môi trường kinh doanh của Việt Nam và định hướng triển vọng năm 2021. “Niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào nền kinh tế ngày càng được củng cố. Đó là minh chứng cho việc chính phủ Việt Nam xử lý thành công đại dịch và hợp tác xúc tiến EVFTA. Tạo ra một nền tảng cho tăng trưởng kinh tế – xã hội 5 năm tới của Việt Nam”, ông nhận định.

Cụ thể, khi được hỏi về triển vọng kinh tế Việt Nam trong quý I/2021; 57% thành viên EuroCham tham gia khảo sát dự đoán sự “ổn định và cải thiện” sẽ được duy trì. So với 39% trong quý III/2020, sự tự tin về triển vọng kinh tế tăng cao. “Dữ liệu của chúng tôi cho thấy sự tự tin về tiềm năng phát triển kinh tế Việt Nam. Có thể nó đang có đà tăng trưởng trên diện rộng”, ông Thue Quist Thomasen nhận xét.

Doanh nghiệp châu Âu ở Việt Nam lạc quan về năm 2021

Thách thức của doanh nghiệp Việt Nam trong năm tới là gì?

Tất nhiên, năm 2021 cũng mang đến những thách thức không nhỏ. Đại dich Covid-19 tiếp tục tạo ra một “đám mây” che phủ thương mại và đầu tư toàn cầu. Ngay cả khi Việt Nam có kiểm soát tốt. Thêm vào đó, đại dịch cũng sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy tự do của hàng hóa và con người. Vì những hạn chế di chuyển quốc tế. Mặc dù đây là điều cần thiết. Tương lai nó sẽ gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp trong việc đi lại và kinh doanh.

Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tham gia “sân chơi” lớn hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt do các doanh nghiệp châu Âu dẫn dắt. Trong bối cảnh đại dịch covid-19, sự dịch chuyển cũng như đa dạng hóa chuỗi cung ứng được đẩy lên nhanh hơn và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Và vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt lấy cơ hội này.

Khi EVFTA đi vào hiệu lực, bản thân các doanh nghiệp châu Âu cũng sẽ thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, kết nối thương mại cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, động lực chính cho quá trình chuyển đổi này sẽ vẫn phải đến từ doanh nghiệp Việt Nam và đặc biệt là các chính sách của Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Bằng cách đó, EVFTA sẽ giúp hỗ trợ giai đoạn tiếp theo của tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Nguồn: Vnexpress.net