Việt Nam lấy việc đầu tư phát triển các dự án điện gió làm mục tiêu lâu dài

Việt Nam lấy việc đầu tư phát triển các dự án điện gió làm mục tiêu lâu dài

13/05/2021 0 Mạc Loan 644
8 phút, 57 giây để đọc.

Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hướng đến thực hiện dự án quy hoạch sử dụng điện từ năng lượng gió. Đây cũng là một ngành công nghiệp mà Việt Nam có sẵn tiềm năng để phát triển dài hạn. Các dự án điện gió trong tương lai cũng là một cơ hội to lớn để thu hút vốn đầu tư từ các quốc gia khác. Nước ta đang xây dựng kế hoạch để tận dụng tiềm năng khai thác nguồn năng lượng gió có sẵn. Từ đó đã và đang vạch ra một chiến lược đầu tư và khai thác dài hạn trong tương lai. Đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm năng lượng điện gió lớn cùng với các nước Bắc Âu, Mỹ, Đông Á và Nam Mỹ.

Dự án quy hoạch sử dụng điện từ năng lượng gió

Theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030 công suất điện gió ngoài khơi đạt từ 2-3 GW. Tuy nhiên, theo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế. Việt Nam nên tăng công suất lên 10 GW để thu hút các nhà đầu tư…

Quốc tế khuyến nghị Việt Nam tăng 3-5 lần công suất quy hoạch điện gió để hút vốn đầu tư. Theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030 công suất điện gió ngoài khơi đạt từ 2-3 GW. Tuy nhiên, theo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, Việt Nam nên tăng công suất lên 10 GW để thu hút các nhà đầu tư…

Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cho thấy. Việt Nam có tiềm năng lý thuyết/kỹ thuật 475GW điện gió ngoài khơi. Còn theo Cơ quan năng lượng Đan Mạch thì Việt Nam có tiềm năng hoàn toàn khả thi là 162 GW. Trong đó 132 GW điện gió ngoài khơi ở khu vực độ sâu đáy biển dưới 50m và 30 GW dùng công nghệ móng nổi.

Dự án điện gió – cơ hội để thu hút vốn đầu tư dài hạn

Trên thực tế, phát triển năng lượng tái tạo. Trong đó có điện gió đã được Chính phủ đề cập từ rất sớm, năm 2011. Chính phủ đã có Quyết định 37/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Và đến năm 2018, có Quyết định 39/2018/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 37/2011/QĐ-TTg. Nhờ đó điện gió đã có bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên mới ở loại hình trên bờ và gần bờ.

Dự án điện gió là một cơ hội để thu hút vốn đầu tư dài hạn

Nhằm tận dụng những cơ hội phát triển điện năng lượng tái tạo. Phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Trong đó có điện gió ngoài khơi. Bộ Công Thương đã đưa vào dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030. Tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) với mục tiêu công suất điện gió ngoài khơi từ 2-3 GW. Đến năm 2030, mục tiêu chiếm từ 1,45% đến 2% trong tổng công suất nguồn điện đến năm 2030.

Xác định công suất điện gió ngoài khơi và dự tính công suất điện thu hoạch

Lần đầu tiên ở Việt Nam, việc xác định khái niệm dự án điện gió ngoài khơi (là khu vực có độ sâu đáy biển lớn hơn 20m). Công suất nguồn điện từ điện gió ngoài khơi tách biệt với điện gió trên bờ và gần bờ đã được nêu trong dự thảo Quy hoạch điện VIII.

Theo dự thảo, mặc dù tỷ trọng năng lượng tái tạo (không bao gồm thủy điện) chiếm gần 30% trong tổng nguồn điện. Đến năm 2030, quy mô công suất nguồn điện gió tăng gấp 3 lần. Và nguồn điện mặt trời gần gấp 2 lần so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Nhưng chủ yếu là điện gió trên bờ và gần bờ tăng 9 GW, điện mặt trời thêm 7GW.

Đối với điện gió ngoài khơi, kịch bản phụ tải cơ sở thì đến năm 2030. Công suất đặt là 2GW trong tổng số 137,662 GW. Chiếm tỷ lệ 1,45%, còn theo kịch bản phụ tải cao thì đến năm 2030. Công suất đặt là 3GW trong tổng số 147,552 GW, chiếm tỷ lệ 2%.

Theo nhiều tổ chức quốc tế và các nhà đầu tư, với công nghệ phát triển và sự cạnh tranh thì giá điện gió ngoài khơi ngày càng có xu hướng giảm. Báo cáo của Hiệp hội gió toàn cầu (GWEC) cho thấy, giá điện gió ngoài khơi năm 2010 là 255 USD/MWh nhưng đến 2020 chỉ còn 83 USD (giảm 67,5%) và dự kiến còn 58 USD vào năm 2025 (giảm tiếp 30,1%).

Xem xét dự án điện gió ngoài khơi

Dự án điện gió là một cơ hội để thu hút vốn đầu tư dài hạn

Chính vì vậy, Ngân hàng Thế giới và Cơ quan năng lượng Đan Mạch. Khuyến nghị Việt Nam cần xem xét nâng công suất điện gió ngoài khơi đến năm 2030 là 10 GW nhằm tận dụng tiềm năng sẵn có. Mặt khác chỉ có dự án quy mô lớn mới đủ hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư phát triển các dự án điện gió ngoài khơi ở Việt Nam.

Với suất đầu tư từ 2,5 – 3 tỷ USD/GW điện gió ngoài khơi thì Việt Nam hoàn toàn có thể thu hút hàng trăm tỷ USD trong thập niên tới. Tỷ lệ nội địa hóa tới 50% thì đây còn là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững trong lĩnh vực này.

Thực tế, từ năm 2019, Tập đoàn Enterprize Energy (EE) đã nghiên cứu. Đề xuất dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long Wind với qui mô 3,4GW. Tổng mức đầu tư là 11,9 tỷ USD, dự kiến phát điện giai đoạn 1 vào năm 2025. Và giai đoạn cuối vào năm 2030.

Một số dự án điện gió hiện đang thực hiện tại Việt Nam

Một số dự án điện gió hiện đang thực hiện tại Việt Nam

Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam. Dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long Wind là dự án đột phá cho lĩnh vực điện gió ngoài khơi của Việt Nam. Đây cũng là dự án duy nhất cho đến nay được Thủ tướng Chính phủ cấp giấy phép khảo sát. Và Bộ Công Thương đã hoàn tất việc thẩm định hồ sơ bổ sung quy hoạch.

Ngoài dự án trên, dự án điện gió ngoài khơi La Gàn (Bình Thuận) có công suất 3,5GW. Đây là dự án cũng đang trong quá trình nghiên cứu khả thi từ năm 2020. Và có thể hoàn thành trước năm 2030. Mới đây, đơn vị phát triển Dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn đến từ Đan Mạch đã ký 4 Bản ghi nhớ về việc hợp tác cung cấp móng cọc và cảng hậu cần với các nhà thầu Việt Nam….

Chiến lược để thu hút đầu tư trong dài hạn

Với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên. Việt Nam có thể thu hút nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài cả điện gió gần bờ và xa bờ. Tổ chức năng lượng thế giới (IEA) dự báo. Việt Nam có thể sẽ trở thành 1 trong 5 trung tâm điện gió ngoài khơi của thế giới cùng với Bắc Âu, Mỹ, Đông Á, Nam Mỹ.

Tại hội thảo: Quản lý điện gió ngoài khơi và Chuỗi cung ứng mới đây. TSKH. Trần Kỳ Phúc, Viện trưởng Viện Năng lượng, cho biết. Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển điện gió ngoài khơi. Theo Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030. Tầm nhìn đến năm 2045, điện gió ngoài khơi là một giải pháp đột phá. Năng lượng gió ngoài khơi của Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2045 được kỳ vọng đạt khoảng 20 GW.

Đưa Việt Nam để trở thành 1 trong 5 trung tâm điện gió lớn

Tận dụng tiềm năng để đưa Việt Nam để trở thành 1 trong 5 trung tâm điện gió lớn

Ông Henri Wasnick, Cố vấn cao cấp về Năng lượng Tái tạo tại Viện Năng lượng cũng chia sẻ. Điện gió ngoài khơi có tiềm năng đóng vai trò chính yếu trong chuyển dịch năng lượng của Việt Nam. Đặc biệt trong việc thực hiện các mục tiêu giảm thiểu khí CO2. An ninh năng lượng và phát triển kinh tế – xã hội. Một chuỗi cung ứng nội địa bền vững sẽ mang đến cơ hội lớn để giảm giá thành năng lượng. Và phát triển nền công nghiệp xuất khẩu tự chủ cho một số lĩnh vực chuyên biệt. Tiềm năng này cần được chú trọng phát triển sâu rộng. Nhằm tối ưu hóa nguồn năng lượng trong nước và quốc tế.

Việt Nam có thể sẽ trở thành 1 trong 5 trung tâm điện gió ngoài khơi của thế giới cùng với Bắc Âu, Mỹ, Đông Á, Nam Mỹ.
Mới đây, doanh nghiệp dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi. Do Chính phủ Đan Mạch chiếm cổ phần chính đã quyết định mở văn phòng đầu tiên tại Hà Nội. Với mong muốn đóng góp vào công cuộc chuyển đổi xanh của Việt Nam thông qua việc sát sao với các cơ quan Chính phủ và đối tác địa phương để xây dựng những công trình điện gió ngoài khơi mang tầm cỡ quốc tế tại Việt Nam.

Tiềm năng mạnh mẽ để thu hút đầu tư cho các dự án điện gió

Ông Matthias Bausenwein, Chủ tịch Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương khẳng định. Việt Nam có nhiều tiềm năng và điều kiện tối ưu để phát triển điện gió ngoài khơi. Chúng tôi đánh giá đây là một thị trường quan trọng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và rất hào hứng khi bước chân vào thị trường Việt Nam. Chúng tôi tin rằng năng lượng gió ngoài khơi có khả năng cung cấp nguồn điện cạnh tranh và đáng tin cậy cho người dân cũng như thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế.”

Những tín hiệu ban đầu rất khả quan và theo các chuyên gia. Việt Nam cần sớm có chiến lược về điện gió ngoài khơi trong dài hạn. Được quy hoạch tích hợp với các ngành kinh tế biển khác. Đây là định hướng căn bản để có thể đón đầu xu hướng phát triển đầy tiềm năng của ngành năng lượng này trong tương lai.

Nguồn: vinacorp.vn