Người dân Việt Nam lạc quan về tác động của công nghệ tới việc làm

Người dân Việt Nam lạc quan về tác động của công nghệ tới việc làm

10/05/2021 0 Tôn Diễm 719
4 phút, 42 giây để đọc.

PwC đã có cuộc khảo sát  trên 1.000 người Việt Nam trong thời gian gần đây về tác động của công nghệ, việc làm và kỹ năng trong nền kinh tế số. Từ kết quả thu được, tổ chức này lần đầu công bố Báo cáo Mức độ sẵn sàng của người dân về Kỹ năng số Việt Nam. Đặc biệt đứng trước những thay đổi nhanh chóng do đại dịch Covid 19 liên quan đến việc làm.

Từ các kết quả chính của báo cáo đã nhấn mạnh những thay đổi về việc làm đang cận kề. Hơn nữa, nó còn sẽ diễn ra một cách nhanh chóng. Cùng với sự tiến bộ của nền công nghệ hiện nay, 83% người Việt Nam tham gia khảo sát cho rằng trong vòng 3-5 năm tới công việc của họ sẽ thay đổi. Hơn nữa, tỷ lệ này cao hơn, chiếm mức 90% người được hỏi khi xét mốc thời gian trung hạn (6-10 năm). Tuy nhiên, theo đánh giá của PwC, người Việt Nam vẫn tin tưởng rằng công nghệ sẽ mang đến nhiều cơ hội về việc làm hơn là rủi ro cho họ.

Người dân lạc quan đối với tác động của công nghệ

Theo báo cáo của PwC khảo sát hơn 1.100 người Việt về mức độ sẵn sàng với kỹ năng số. Trong đó, 85% đồng ý công nghệ sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn rủi ro. Tỷ lệ này cao hơn mức trung bình toàn cầu là 50%. 89% người Việt Nam có cảm nhận tích cực về vai trò của công nghệ với công việc. Trong khi đó, mức trung bình toàn cầu chỉ là 61%.

Người Việt Nam cũng tin rằng công nghệ sẽ có lợi cho sự nghiệp tương lai. 90% người cho rằng triển vọng việc làm sẽ được cải thiện nếu công nghệ phát triển. Trong khi đó, mức độ lạc quan của toàn cầu là 60%.

PwC cho rằng kết quả này xuất phát từ tính năng chính của tự động hóa. Đó là việc giải phóng thời gian để người lao động tập trung vào những công việc thử thách và thú vị hơn. Theo đó, 35% cho biết công nghệ giúp họ làm được nhiều công việc thú vị hơn. 25% cho rằng sẽ được làm nhiều việc hơn. Và 20% đánh giá công nghệ sẽ tìm ra giải pháp cho các vấn đề.

Vẫn còn lo ngại về tác động của công nghệ đến việc làm tương lai

Vẫn còn lo ngại về tác động của công nghệ tới việc làm

Tuy nhiên, tác động đáng kể của công nghệ đối với việc làm đi kèm với những lo ngại. Đó là nguy cơ thay thế lao động. Trong báo cáo ghi nhận 45% người Việt Nam tham gia khảo sát tỏ ra lo ngại về đảm bảo việc làm do tự động hóa. Tỷ lệ công việc có nguy cơ tự động hoá hiện dựa trên 3 yếu tố. Bao gồm: ngành nghề; loại công việc trong ngành; độ tuổi, giới tính và trình độ học vấn.

Điều này không đáng ngạc nhiên. Bởi lẽ việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số đang trở thành giải pháp ngày một quan trọng đối với các ngành công nghiệp. Đây cũng là những bước tiến đang định hình tương lai. Vì các kỹ năng số được dự đoán sẽ nằm trong số 10 năng lực hàng đầu trong vòng năm năm tới. Nhận định theo một báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tháng 10 năm 2020.

83% người Việt Nam nghĩ công việc của họ sẽ thay đổi trong 3-5 năm tới. Tỷ lệ này cao hơn khi nhìn nhận về trung hạn (6-10 năm), ở mức 90%.

Cơ hội của ngành công nghệ với lao động

Mức độ sẵn sàng về kỹ năng số

Báo cáo cũng chỉ rõ, nhu cầu học hỏi và tiếp thu các kỹ năng mới của người Việt rất lớn. 93% cho biết đã và đang học tập để hiểu rõ hơn hoặc sử dụng công nghệ tốt hơn. Các kỹ năng liên quan tới kỹ thuật số được chú trọng. Với 43% người tham gia khảo sát chia sẻ muốn thành thạo và tiếp thu các công nghệ mới. 34% muốn phát triển kỹ năng chuyên sâu hơn với một công nghệ cụ thể.

88% người tham gia khảo sát cũng cho biết họ được trao cơ hội để nâng cao kỹ năng số tại nơi làm việc. Theo PwC, đây là con số đáng khích lệ. Bởi nó cho thấy nỗ lực từ phía doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực của nhân viên. Tuy nhiên, báo cáo đánh giá có sự mất cân bằng cung cầu kỹ năng (skill mismatch) và khoảng cách cơ hội đang ngày một gia tăng. Do nền kinh tế đang ngày càng số hoá nhanh chóng. Kết quả khảo sát của PwC cho thấy, 79% các CEO khu vực châu Á-Thái Bình Dương bày tỏ lo ngại về sự thiếu hụt các kỹ năng cần thiết. Trong khi đó ở toàn cầu là 72%.

PwC cũng nhìn nhận, Chính phủ, doanh nghiệp cần hỗ trợ, tạo điều kiện để người lao động tiếp cận các chương trình nâng cao kiến thức toàn diện. Mặc dù họ có ý thức việc học tập, nâng cao kỹ năng là trách nhiệm cá nhân. Việc này nhằm đáp ứng những nhu cầu về nhân lực trong tương lai. Đồng thời sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội bền vững và bao trùm cho Việt Nam.

Nguồn: vnexpress.net